Việt Nam sắp sửa đón mùa 5 về nên bọn mình sẽ cùng nhau review các card mới của mùa này. Hy vọng sẽ có hữu ích cho cộng đồng, nếu có gì không đúng thì cũng là chủ để cho chúng ta thảo luận.
Logos từ trước đến giờ luôn là powerhouse của Keyforge, mùa nào nó cũng mạnh. Cứ nhìn vào thống kê các giải đấu là biết, lúc nào Logos cũng chiếm tới 2/3 các nhà xuất hiện. Kể cả mùa tệ nhất của nó thì Logos vẫn là một nhà ổn. Các cơ chế archive, draw và nhiều loại hỗ trợ đóng góp rất hiệu quả cho việc phối hợp giữa các nhà. Archive vẫn luôn là 1 trong các hiệu ứng mạnh nhất của game này. Vậy bây giờ chúng ta sẽ cùng xem mùa 5 thế nào nhé hay cứ cái đà này phải đến ngày Logos bị out khỏi set mới được?
Thang điểm Review
5 – Tuyệt vời! Card điểm 5 lúc nào cũng mạnh, cứ mở deck thấy nó là lòng vui phơi phới.
4 – Tốt. Dùng được trong đa số deck và đa số trường hợp. Giá trị cao mà không phụ thuộc nhiều vào deck.
3 – Ổn. Hoặc là giá trị bình thường hoặc là giá trị cao nhưng không ổn định. Đa phần là cần sự hỗ trợ từ card khác.
2 – Tình huống. Card dạng này cần phải setup trước hoặc phải có điều kiện cụ thể, hoặc chỉ đơn giản là.. tệ.
1 – Rác…. Không cần phải nói thêm…
Archon’s Callback – 3.5
Hoàng Giang: Đánh giá điểm: 3. Sẽ có nhiều trường hợp gọi nhà logos chỉ chơi 2-3 lá, thì việc có 1 lá omega bốc 5 lá sẽ không khác gì có Daughter dưới sân cả. Tuy nhiên cũng sẽ có trường hợp lá này không hữu dụng cho lắm. Nên với mình nó xứng đáng ở mức ổn.
Riku: 4 điểm. Mình đánh giá lá này khá cao. Ở đa số các trường hợp nó cho người chơi tác dụng ngang ngửa với Daughter hoặc Zenziz trong một lượt. Bạn có thể nghĩ như thế này, bạn đánh đi 3 card và dùng Archon’s Callback, bạn sẽ kết thúc lượt với 7 card (chính là effect của Daughter/Mother). Còn ví như bạn đánh hết được 1 hand 5 hoặc 6 card thì lá bài này không có tác dụng, nhưng nếu đã có 1 hand như vậy e là bạn cũng không phàn nàn nhiều lắm. Ngoài ra cũng là một lá bài rất mạnh ở lượt 1. Tuy nhiên chỉ nên có 1 lá trong deck.
Armadrone – 2.5
Riku: 3 điểm. Steal là một effect rất mạnh, được đánh giá là 1 trong 2 effect mạnh nhất game. Với body 1 armor 3 thì cũng không đến nỗi tệ. có thể được sử dụng để kích hiệu ứng fight với quái từ body 3 trở xuống. Nhưng bù lại 1 power cũng không áp lực gì khi đối phương chủ động trao đổi. Tạm ổn cho 1 quái Logos.
Hoàng Giang: Đánh giá điểm: 2. Không có gì đáng nói, tuy có lượng giáp tốt để tránh chết nhưng khả năng không có gì quá ấn tượng. Và nhất là trong keyforge khi mà quái khó có khả năng sống lâu được.
Armadrone (Evil Twin) – 2.5
Riku: 2 điểm. Steal 2 rất mạnh nhưng body 3, 0 armor và không có skirmish thì quá tệ. Trông một thế giới lý tưởng nó sẽ steal được 1 lần trong đời. Nhưng thường cuộc đời không đẹp như mơ. Có thể dễ dàng đối phó hơn hẳn phiên bản tốt của nó.
Hoàng Giang: Đánh giá điểm: 3. Người anh em của Armadrone thì lại xứng đáng với điểm 3, do dòng text fight steal 2 gây áp lực rất lớn trên sân. Khá chắc là có thể bait đối phương phải xử lí sớm.
Austeralis Seaborg – 3
Hoàng Giang: Điểm: 3. Raise tide miễn phí, mặc dù chưa chắc đã có khả năng giết được quái để làm việc này nhưng vẫn là năng lực đáng giá.
Riku: 3 điểm. Body 4 không tệ và effect reap thường hiệu quả hơn effect khác (sau mỗi effect play). Có khả năng đẩy thủy triều là một effect khá tốt trong mùa 5 nếu deck có nhiều card phụ thuộc vào thủy triều. Không phải là một quái khó chịu nhưng ổn định.
Backup Plan – 4
Hoàng Giang: Điểm: 4. Tuy có thể sẽ có trường hợp rơi vào deck nhiều quái và gặp những match up ít quái hơn mình, nhưng dù thế nào thì cũng vẫn là một lá bài cực tốt và hữu dụng trong đại đa số trường hợp.
Riku: 4 điểm. Logos có số lượng quái ít nhất trong các nhà mùa 5 và có thể làm tiền đề khá tốt để tạo một combo hiệu quả các lượt sau. Điểm yếu duy nhất là nó không đảm bảo được 100% tình huống và đối thủ hoàn toàn có thể đánh chung quanh nó.
Bilgewarden – 2.5
Hoàng Giang: Điểm: 3. Raise Tide miễn phí, và nếu không đúng trường hợp cũng có thể discard. Giá trị cao nhưng không quá ổn định, nhất là khi phải discard phí 1 body.
Riku: 2 điểm. Nếu đang ở low tide thì có giá trị bằng 3 chain, không quá tệ nhưng dễ bị dead card khi đang high tide. Khó tận dụng hết sức mạnh. Nếu đấu với mùa khác thì sẽ có giá trị tốt hơn khi đối phương không tận dụng được high tide.
Binary Moray – 3
Hoàng Giang: Điểm 3. Có thể sử dụng ngay trong lượt vừa đánh xuống nếu có sự hỗ trợ từ card khác. Hiệu ứng reap tốt và máu trâu, gần như sẽ là đối tượng bắt đối phương phải xử lí.
Riku: 3 điểm. Body 5 khá ổn, có thể dùng 3 chain hoặc combo với các lá đẩy thủy triều khác (ví dụ như Bilgewarden) để sử dụng ngay. Luôn có thể sử dụng kể cả đấu với các hiệu ứng khó chịu từ nhà Unfathomable. Effect khá tốt.
Binary Moray (Evil Twin) – 2
Hoàng Giang: Điểm 2. Chỉ có tác dụng để dọn bàn, và cũng có thể sử dụng ngay khi vừa đánh xuống. Tuy nhiên không có gì quá đặc biệt về card này.
Riku: 2 điểm. Tuy cũng cùng body với bản thiện nhưng effect Skirmish không mạnh bằng effect reap archive card.
Captain Kresage – 2.5
Hoàng Giang: Điểm 2. Điều kiện sử dụng tốt lá này quá mức cụ thể. Không biết là liệu thuật toán có bao giờ xếp 1 deck có lá này và chẳng có cái keyword nào không??
Riku: 3 điểm. Body 6 mạnh mẽ và effect rất hiệu quả để biến nó thành 1 quái có khả năng che chắn tốt. Nhưng ngoài ra chỉ nằm ở mức trung bình.
Captain Kresage (Evil Twin) – 2.5
Hoàng Giang: Điểm 2. Tốt hơn người anh em của mình một chút, song điều kiện sử dụng vẫn rất hạn chế. Thậm chí đôi khi còn tự bóp chính mình
Riku: 3 điểm. Body 6 rất tốt, đặc biệt là đối với Logos. Effect của Captain Kresage khá ổn, chuyện gỡ bỏ keyword đôi khi sẽ giúp chúng ta tiêu diệt những con quái phiền phức. Drawback duy nhất là nó ảnh hưởng cả battleline của mình nhưng nếu xem xét Logos của mùa 5 thì số quái có các keyword đó khá ít, cũng tạm chấp nhận được. Tuy nhiên cũng không phải là effect quá mạnh nên chỉ dừng lại ở mức 3 điểm.
Chronophage – 4.5
Hoàng Giang: Điểm 4. Cực kì khoẻ. Nếu đối phương không có quái trên sân hoặc không có lá gây sát thương thì coi như vô địch.
Riku: 5 điểm. Mình cảm giác con này nhầm nhà thì phải. Chưa bao giờ Logos có công cụ disrupt mạnh mẽ như vậy (tuy không synergy tốt với nhà lắm). Nếu deck địch không có câu trả lời thì có thể dẫn tới lợi thế rất lớn. Body 3 cũng không phải là một body dễ giết. Deck có vài con thì càng bá đạo.
Dr. Verokter – 2.5
Hoàng Giang: Điểm 3. Giá trị cao tuy nhiên khả năng sử dụng không quá ổn định. Dr. Verokter sẽ luôn đi kèm với bộ bài có theme liên quan đến mình. Vậy nên nếu có artifact Rooftop labatory ở sẵn trên sân thì Dr. Verokter khoẻ hơn một chút.
Riku: 2 điểm. Bạn có thể nhớ đến một con quái với effect tương tự là Witch of the Eye của nhà Untamed, một lá bài witch đặc thù (có thể thắng game nếu địch không giải quyết). Nhưng Dr. Verokter đổi 1 body lấy Elusive, chỉ được kéo lên action hoặc upgrade (thường là action) và lại còn kéo lên top deck nữa. Effect không phải yếu nhưng quá chậm và dễ bị xử lý. Dr. Verokter luôn đi kèm với Rooftop Laboratory, Reckless Experimentation và Groundbreaking Discovery. Nên mình sẽ review luôn xem có đáng 4 slot của 1 house không.
Rooftop Laboratory – 3.5
Hoàng Giang: Điểm 4. Creature Logos mùa này có kha khá scientist và có hiệu ứng reap xịn. Do đó Labotory là một artifact cực đỉnh cho nhà này. Dễ sử dụng và hiệu quả cao.
Riku: 3 điểm. Có tiềm năng rất mạnh vì đa phần quái Logos là Scientist. Trung bình nó sẽ hiệu quả cho 3 quái (tức là gần 1/6 số quái của 1 deck trung bình), cũng khá ổn và nếu effect của bọn nó mạnh thì lại càng hiệu quả. Có lẽ vì lá này mà Doctor Verokter đã là effect đặt card lên top deck.
Reckless Experimentation – 3
Hoàng Giang: Điểm 3. Tuy nghe rất hay nhưng đôi khi việc chơi lá trên đầu chồng bài là cách để tự tiêu diệt bản thân dễ nhất. Bài học từ Wild Wormhole các mùa trước rất rõ ràng. Ngoài ra thì cần phải có creature đang sẵn sàng ở trên sân của nhà logos để lá này có thể hữu dụng ngay lập tức. Mặc dù đi cùng với rooftop labatory nhưng việc bốc ngược hand là chuyện bình thường.
Riku: 3 điểm. Ổn, nó biến một quái bất kỳ có effect của Bot Bookton. Nhưng effect play top deck là một effect đòi hỏi sự tính toán cẩn thận. Đôi khi nó sẽ play 1 card có hại cho mình, hoặc là một card quan trọng nhưng không đúng lúc và thế là chúng ta mất tiêu luôn card đó. Lá này đi chung với Dr. Verokter và Roof Laboratory nên cũng là một combo ok không đến nổi, bạn hoàn toàn có thể kéo chính card vừa bị play vừa rồi lên top deck hoặc combo ngược lại đặt 1 card bạn muốn dùng lên top deck rồi upgrade lên 1 quái logos khác để có thể sử dụng ngay. Rất có tiềm năng nhưng sẽ cần phải được test thực tế.
Groundbreaking Discovery – 3
Hoàng Giang: Điểm 3. Là một lá bài có năng lực rất tốt, tuy nhiên việc có đủ combo trên tay/trên bàn cho một lượt bài là khó. Ngoài ra việc phải huỷ toàn bô bài trên sân cũng có thể làm cho chính người chơi lá bài này bị mất những card giá trị. Vậy nên đây là một lá bài ổn, nhưng cũng mang tính chất tình huống.
Riku: 3 điểm. Effect của nó khá mạnh. Việc Unforge key của địch mà (gần như) không mất gì là một thứ rất khó chịu. Và thường những combo thuộc về nhà Logos sẽ không khó để dùng (nhờ vào khả năng archive tốt). Cơ mà nó là bộ 4 lá nên số lượng card có khả năng archive của nhà logos đã giảm đi đáng kể. Nếu vào đúng deck chắc sẽ được 4 điểm.
Final Analysis – 3
Hoàng Giang: Điểm 2. Một cách clear bàn với cái giá phải trả khá cao. Trong trường hợp bàn địch ít quái hơn và quyết định chơi lá này để tự clear bàn mình nhằm bốc bài thì vẫn là một lựa chọn không thực sự hợp lí. Chỉ có trường hợp trên sân hầu hết là quái có hiệu ứng destroyed thì lá này value cao. Một lá bài siêu tình huống, so với các lá clear khác thì hơi ngáo.
Riku: 4 điểm. Mình đáng giá lá bài này rất cao, một lá bài clear bàn hiếm hoi của Logos (cũng không bị chain). Nhưng nó là một kiểu lá rất đòi hỏi kỹ năng khi quyết định sử dụng. Vì nếu đối phương có một board mạnh mẽ thì việc cho địch rút (rất nhiều) bài thường không phải là cách hay. Thường đó sẽ được sử dụng để mình setup trước board, chuẩn bị đón đầu địch ở lượt sau (với khả năng đánh trái nhà của Logos như Phase Shift). Hoặc nó còn có thể sử dụng như một combo piece.
Forgive or Forget – 4.5
Hoàng Giang: Điểm 5. Deck nào cũng chơi được lá này hết, cứ mở ra là vui. Archieve 2 hay purge 2 thì đều tuyệt vời hết.
Riku: 4 điểm. Lẽ ra 5 điểm nếu nó có tiền trên đó. Effect rất mạnh, archive 2 (có chọn lọc) vốn đã mạnh cho dù là 2 loại card khác nhau. Purge 2 cards cũng mạnh, có thể sử dụng để tiêu diệt key card của địch hoặc thin deck của mình. Việc có thể chọn 1 trong 2 lại càng khiến độ đa dụng của lá bài này vượt trội hơn hẳn.
Honors Keysis – 3.5
Hoàng Giang: Điểm 4. Một keycheat mới của nhà Logos. Việc nhà logos có khả năng chơi nhiều lá bài trong một lượt khiến cho giá trị của lá này rất tuyệt. Thậm chí lá này còn tốt hơn cả keycharge của untamed nữa. Mỗi một lá có aember bonus của nhà logos đánh xuống sẽ coi như 2 aember để forgekey cho lá này.
Riku: 3 điểm. Một keycheat khá ổn cho nhà Logos, mình đánh giá cái này dễ dùng hơn Data Forge. Mùa 5 có rất nhiều archive, phase shift, library card,.. nên khá dễ để sử dụng nó. Nếu nằm trong deck có nhiều hỗ trợ cho nó thì Honors Keysis rất mạnh. Vào đúng deck như thế thì Honors Keysis hoàn toàn xứng đáng 4 thậm chí 5 điểm.
Hydrocataloguer – 2
Hoàng Giang: Điểm 2. Chỉ khoẻ khi đi với 1 deck có khả năng điều khiển Tide linh hoạt. Đôi khi lá này còn tạo lợi thế cho đối phương, nên không quá value.
Riku: 2 điểm. Sẽ mạnh hơn nếu deck có nhiều cách để đẩy thủy triều. Vấn đề của nó là effect có lợi cho cả hai, và nó chỉ thật sự archive nhiều nếu đối phương cũng chăm chỉ đẩy thủy triều như mình.
Isotropic Core – 2.5
Hoàng Giang: Điểm 2. Chỉ toả sáng ở một số trường hợp cụ thể. Tuy mang lại lợi ích khá hay ho nhưng nhiều khi quái sẽ bị giải quyết bởi các lá action. Do đó hazardous 1 là cái gì đấy chả thấm vào đâu.
Riku: 3 điểm. Effect không có gì nổi bật, về lâu về dài sẽ hiệu quả trong việc làm yếu đi board đối phương hoặc setup cho các combo khác ví dụ như Cleansing Wave. Và có 1 aember cũng tốt.
Mechabuoy – 2.5
Hoàng Giang: Điểm 3. Tuy không ổn định và dựa vào tình huống nhiều hơn những rất thú vị. Gây áp lực tốt lên đối phương nếu bản thân có thể kiểm soát được Tide. Ngoài ra có thể tạo ra tình huống check khi có 5 tiền ( do effect có hiệu lực trước bước forgekey) rất khó chịu.
Riku: 2 điểm. Effect này rất mạnh nếu đánh trái mùa, ví dụ bạn chỉ còn thiếu 1 aember để forge key thế là địch phải tốn 3 chain để cản bạn. Cơ mà nếu đánh trong mùa thì đa số trường hợp đối thủ sẽ tự đẩy thủy triều cho nhiều hiệu ứng khác nữa nên cũng bình thường.
Mind Bullets – 2
Hoàng Giang: Điểm 2. Hiệu quả khi clear các quái yếu, và khi bạn có nhiều Action. Thiệt người thiệt cả mình, không thực sự đáng giá.
Riku: 2 điểm. Cũng lại là một card clear bàn khá ổn của Logos. Tuy nhiên nó gặp vấn đề là chỉ mạnh khi deck có nhiều action (vì logos mùa này không có nhiều creature có effect play). Nhưng cũng khá linh động nên mình nghĩ nó có tiềm năng vượt điểm.
Old Egad – 2.5
Hoàng Giang: Điểm 2. Effect thì khoẻ nhưng cách sử dụng lại cồng kềnh. Cần setup nhiều thứ trước khi Old Egad có thể thể hiện được năng lực.
Riku: 3 điểm. Effect khá ổn, hơi chậm nhưng có thể trở thành phương thức bảo vệ tốt cho các quái quan trọng.
Old Egad (Evil Twin) – 1.5
Hoàng Giang: Điểm 2. Anh em nhà này chả được tích sự mấy. Chỉ sử dụng được trong rất ít trường hợp.
Riku: 1 điểm. Body 3 hơi tệ. Và effect cũng không có gì nổi bật. Enrage không phải là một effect mạnh mẽ gì cả. Mặc dù cũng sẽ có những trường hợp nếu bạn có thể enrage rất nhiều quái địch thì quả là một sự khó chịu lớn (hãy nhớ đến Little Rascal). Cơ mà cũng chỉ đến thế thôi. Nếu board bạn không mạnh thì việc enrage quái địch gần như không có ý nghĩa gì lắm.
PI Sweven – 3.5
Hoàng Giang: Điểm 3. Effect khoẻ, mặc dù cần hỗ trợ từ các lá bài khác để sống sót nhưng nếu đối phương không giải quyết được PI sweven thì lượt tiếp theo sẽ là một cú reap rất giá trị.
Riku: 4 điểm. Effect này rất mạnh. Draw trong Keyforge khá đặc biệt, nó không mạnh như các game khác nhưng trong cùng một lượt, bạn càng draw nhiều thì giá trị của hiệu ứng draw càng mạnh. 3 là một con số rất mạnh rồi. Bạn có nhớ đến Babbling Bibliophile của mùa 3 không? Effect 2 draw của nó rất đáng sợ nhưng body 1 khiến nó dễ dàng bị xử lý. Body 2 không phải khỏe hơn nhiều lắm nhưng vẫn ổn. Drawback duy nhất là phải thủy triều cao nhưng khá xứng đáng.
PI Sweven (Evil Twin) – 2
Hoàng Giang: Điểm 3. Effect vẫn tốt, mặc dù không bằng phiên bản thường. Mình đặc biệt thích các lá có effect discard bài trên tay địch.
Riku: 1 điểm. Effect của Tocsin, nhưng lại phải có điều kiện là thủy triều cao. 1 discard đôi lúc cũng khá khó chịu nếu gặp đúng deck đối thủ, cơ mà nó vẫn là hên xui và vừa phải xử lý cho thủy triều cao vừa phải sống với body 2 thì quá sức yếu.
Prof. Garwynne – 2.5
Hoàng Giang: Điểm 3. Effect tốt, hữu dụng, nhưng lại cần setup và có nhiều trường hợp sẽ trở nên phế.
Riku: 2 điểm. Cũng khá giống phiên bản Evil Twin của nó nhưng mình đánh giá effect reap cao hơn và elusive cũng phù hợp với effect của Gwyne hơn. Tuy nhiên vẫn không đủ mạnh.
Prof. Garwynne (Evil Twin) – 1.5
Hoàng Giang: Điểm 2. Khác với người chị em của mình thì lá evil twin này không có được 1 tiền nhờ reap, và với 2 power thì cái skirmish gần như chả có giá trị gì. Effect thì giống hệt.
Riku: 1 điểm. Effect thật ra cũng không đến nổi, vì Logos mùa 5 rất cực kỳ nhiều archive. Nhưng bạn nghĩ mà xem, đầu tiên bạn cần một deck có nhiều archive. Sau đó bạn cần Gwyne sống ít nhất 1 lượt sau khi drop. Sau đó bạn cần địch phải có quái (may là địch thường sẽ có quái). Và thế là bạn fight. Lúc đó trong archive bạn phải có thứ bạn cần dùng ngay, hoặc là thứ bạn cần dùng trong lượt sau. Quá nhiều điều kiện cho một effect mà Archivist có thể làm tốt hơn (và cũng có mặt trong mùa 5).
Ruins of Archonis – 3
Hoàng Giang: Điểm 3. Tuy effect rất hay và hợp với nhà Logos nhưng lại dễ lại biếu không cho đối phương 4 tiền nếu gặp match up đánh cùng với nhà logos khác.
Riku: 3 điểm. Khá dễ sử dụng và kiếm 4 (tổng 5) aember. Khá dễ thực hiện ở nhà Logos, tức là deck có lá bài này nên khá đáng. Tiềm năng cao nhưng mình nghĩ meta kiểu gì cũng sẽ gặp logos nên sẽ khiến người chơi phải suy nghĩ cho việc đánh nó xuống. Vì vậy nên chỉ được 3 điểm.
Science! – 3.5
Hoàng Giang: Điểm 4. Một lá siêu tốt. Năng lực thực ra là Full moon phiên bản chơi action. Các lá action của logos hầu như còn có hiệu ứng tốt nữa. Trường hợp duy nhất lá này tệ là rơi vào bộ bài toàn quái.
Riku: 3 điểm. Một công cụ kiếm tiền khá hiệu quả của Logos, trong một điều kiện bình thường nó có thể kiếm được 1 tiền khi đi kèm 1 action khác. Nếu trong một deck nhiều archive và nhiều action, nó có thể lên tới 4-5 điểm và kiếm được rất nhiều aember cho người chơi.
SLRS Austeralis – 2.5
Hoàng Giang: Điểm 3. Nghe thì hay tuy nhiên như đã nói trước đó, việc chơi lá bài top deck lắm khi có thể gây hại cho chính bản thân người chơi. Exhaust 3 quái để chơi 3 lá mình không rõ mặt mũi ra sao theo đánh giá của mình không phải là một lựa chọn tuyệt vời cho lắm.
Riku: 2 điểm. Effect cũng ổn nhưng hơi khó dùng. Exhaust 3 quái logos đồng nghĩa với việc mất 3 tiền hoặc/và các effect khác. Đánh 3 top deck cũng không phải lúc nào cũng tốt, chỉ thích hợp cho deck rush.
Static Charge – 2.5
Hoàng Giang: Điểm 2. Thực ra thì lá này không quá hữu dụng, nhưng vô tình thì có một combo rất hay ho với shoulder ID nên thành chấm 2 điểm vậy =))
Riku: 3 điểm. Đại loại có thể gây khó chịu cao và ép đối phương để ý vào việc dàn battleline nhiều hơn. Nếu có nhiều hơn 1 lá thì diệt bàn của địch khá tốt. Ngoài ra còn có combo với Shoulder Id của mùa cũ có thể steal rất nhiều tiền.
Submersive Principle – 3
Hoàng Giang: Điểm 3. Hiệu ứng giống lá Effervescent principle của các mùa trước, nhưng dùng được linh hoạt hơn và không ăn chain. Nhưng cũng như lá chặt đôi, nếu cầm trên tay không đúng thời điểm thì chỉ có vứt đi.
Riku: 3 điểm. Một hard aember control hiếm hoi của Logos. Cách dùng tương tự như Effervercent Principle, nhưng đôi lúc sẽ không có draw back, đôi lúc phải trả 3 chain. Ưu điểm lớn hơn của lá bài này so với Effervercent Principle là khi đánh trái mùa, gần như có thể sử dụng hiệu quả mà không tốn chain. Deck có nhiều hơn 1 lá thường phế nhiều.
Talmage Steelheart – 1.5
Hoàng Giang: Điểm 2. Được mỗi cái to, hết vị
Riku: 1 điểm. Có thể tạo ra một body to, nhưng trong thế giới keyforge này quái to (thường) không có ý nghĩa gì hết.
Talmage Steelheart (Evil Twin) – 3
Hoàng Giang: Điểm 3. Tuy không to như người anh em nhưng hiệu ứng play có thể mang lại một cú deal dmg to cho một mục tiêu nhất định. Rất tốt để xử lí những quái có hiệu ứng khó chịu của địch.
Riku: 3 điểm. Hiệu ứng play thường mạnh hơn so với các hiệu ứng khác một chút. Trung bình nó gây ra 2 đến 3 sát thương, thậm chí đôi lúc nó chỉ đơn giản là ping 1 sát thương cũng khá ổn rồi. Có thể sử dụng nó để tiêu diệt các loại quái khó chịu.
Theory or Conjecture – 4
Hoàng Giang: Điểm 5. Trường hợp nào thì lá này cũng tốt cả. Mặc dù việc chơi 2 lá bài top deck khá hên xui, nhưng dù rơi vào deck nào thì lá này cũng hữu dụng.
Riku: 3 điểm. Mình đánh giá lá này ở mức bình thường chủ yếu bạn sẽ chọn 1 trong 2 effect: hoặc là đánh Electric Inquiry hoặc là đánh Wild Wormhole (và lựa chọn nào đều không có 1 aember như card gốc). Electric Inquiry chạy deck và chuẩn bị combo tốt nhưng random archive không phải luôn có kết quả tốt (trừ khi bạn có nhiều hơn 1 Electric Inquiry). Wild Wormhole cũng hiệu quả nhưng đôi khi bạn biết deck của mình và không muốn liều mất 1 card ở thời điểm chưa đúng.
Think Twice – 4
Hoàng Giang: Điểm 4. Một lá siêu tốt khi không cần chờ phải xoay bài đã có thể tận dụng lại các lá bài đã đánh. Có tiềm năng mở ra các combo kinh khủng khi có thể chọn chơi lá bài của nhà khác. Song việc purge thẳng lá bài được chơi dễ tạo ra bất lợi ở end game.
Riku: 4 điểm. Effect rất mạnh nhé. Bạn có thể sử dụng 1 action cần thiết để xử lý tình huống hiện tại, không quan tâm đến chuyện lá bài đó sẽ bị purge. Hoặc bạn dùng 1 action card có hiệu quả bình thường nhưng purge nó luôn để thin deck cho cycle bài sau. Dễ dùng và linh động.
Tide Warp – 2.5
Hoàng Giang: Điểm 3. Đẩy tide tự động. Việc raise tide miễn phí khiến cho lá bài này xứng đáng được điểm cao, nhưng do hoạt động cho cả đối phương, nên không thể vượt qua mức điểm 3 được.
Riku: 2 điểm. Mình không dám chắc về lá bài này. Có thể nó sẽ mạnh khi gặp deck mùa 5, lúc mà đối thủ phải thường xuyên đưa thủy triều lên để sử dụng hiệu ứng. Với các deck mùa khác thì lá này vứt đi do đối thủ không cần phải tốn 3 chain làm gì khi Tide Warp sẽ tự xử lý điều đó. 1 điểm khi gặp mùa khác.
TỔNG KẾT
Điểm trung bình: 3
Riku: Một tin vui (nhất định) là các card mới của Logos trong Dark Tidings không thực sự quá mạnh. Chỉ có một số là vượt trội, các creature và bản Evil Twin của chúng đều không quá nổi bật. Nhưng điều đó không hề giảm đi độ đáng sợ của Logos mùa 5 khi các card cũ xuất hiện trở lại đều là những card mạnh mẽ và synergy rất tốt với nhiều card mới. Đặc biệt dù tiếp tục truyền thống các mùa cũ khi Logos không hề thiếu các card tệ hại nhưng bù đắp lại bằng một dàn card đọ hiếm common (dễ gặp nhất) mạnh nhất trong các house. Đặc biệt với sự trở lại của EDAI, Logos có vẻ sẽ tiếp tục thống trị.
Hoàng Giang: Các card mùa mới trong Dark Tidings của Logos xuất hiện một số lá rất thú vị. Việc có thêm cơ chế nhận thưởng với mỗi lá bài đã chơi trong lượt làm synergy của nhà này càng mạnh mẽ hơn. Các card cũ trở lại trong mùa 5 cũng có rất nhiều lá đã vang danh trong các mùa bài trước, đồng thời có nhiều lá bài common rất khoẻ (EDAI chẳng hạn). Theo cá nhân mình thấy thì Logos mùa 5 vẫn sống khoẻ sống tốt và là một trong những house đáng để mong chờ nhất mỗi khi bóc deck. ( Cá nhân mình thì muốn thấy nhà này bị nerf nhiều hơn, chứ qua 5 mùa bài rồi nó vẫn top tier quá.)