Control the Weak

Control the Weak

..Và tầm quan trọng của việc đọc bài đối thủ.

Rất nhiều người chơi, kể cả những người chơi hàng đầu, đều cho rằng: Control the Weak (CTW-viết tắt) xứng đáng là lá bài mạnh nhất Keyforge. Tuy chủ đề này vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng chí ít CTW chắc chắn nằm trong những ứng cử viên sáng giá rồi.
Trong quá trình chơi Keyforge, bạn sẽ sớm hay muộn gặp những người chơi có deck CTW và cũng sẽ gặp những người sử dụng CTW rất xuất sắc. Ở Việt Nam bạn có thể tìm thấy những người như vậy, ví dụ như Xeko Nguyễn ở Hà Nội và Vinh Hà ở Sài Gòn. Những người chơi như vậy có thể sẽ hoàn toàn cho bạn những lượt không hiệu quả, hoặc thậm chí làm mất luôn một (vài) lượt của bạn.
Theo mình, chuyện bạn hiểu và biết cách sử dụng tốt CTW (và người anh em của nó Mark of Dis) rất quan trọng. Kể cả trong trường hợp bạn không có deck có CTW thì bạn vẫn sẽ cần biết để đấu với một deck CTW. Và cuối cùng, chuyện đọc CTW cũng hỗ trợ rất tốt cho bạn trong việc đọc bài của đối thủ nữa. Nó giống như là 2 kiến thức song hành với nhau vậy.

Control the Weak – DoK

Đầu tiên chúng ta sẽ phân tích về khả năng của CTW. CTW là một lá bài rất linh động và dễ sử dụng (nhưng sử dụng giỏi rất khó). Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng có thể nhắm mắt đánh nó xuống, được 1 aember và có 33% tỷ lệ gọi trúng 1 nhà nào đó địch không muốn chọn. Trong trường hợp bạn chọn sai, nó vẫn là 1 aember (cơ mà thế tức là bạn đã phí đi tiềm năng của một trong những lá bài mạnh nhất game rồi).
Giả sử bạn đọc đúng một nhà địch chỉ có 1-2 card, thậm chí là không có card nào cả. Tức là địch sẽ phải bỏ qua một lượt không làm được gì, và sẽ bị thua thiệt về thế bài. Hoặc trong một số trường hợp, bạn kiếm đủ aember check key cuối và bạn đánh CTW, chọn 1 nhà mà bạn biết địch không còn khả năng cản. Thế là bạn đã cầm chắc chiến thắng trong tay. Bằng cách này CTW cũng có thể xem là một keycheat khi đảm bảo được địch không thể cản được. Mỗi cú đọc CTW chính xác đều là những cú thốn đến cho đối thủ.

ĐỌC CONTROL THE WEAK

Một chiến thuật cơ bản và khó sai ở đầu game, đó là luôn đọc nhà yếu nhất của địch. Không phải lúc nào đối thủ cũng sẽ có một deck hoàn hảo với 3 nhà đều mạnh, sẽ luôn là có một nhà yếu hơn. Và trong trường hợp bạn chưa đủ khả năng để đọc ra dòng bài của địch, việc chọn nhà yếu nhất của địch thường khó sai.
Vậy làm thế nào để xác địch đâu là nhà yếu của địch? Cũng có một số cách ví dụ như nếu deck bạn thiên về hướng chạy aember, nhà yếu của địch sẽ là nhà cản yếu hoặc không cản. Còn nếu deck của bạn chậm thì nhà yếu của địch sẽ là nhà có khả năng rush aember nhanh. Thường thì đọc nhà không có khả năng cản hoặc khả năng rush luôn là lựa chọn ổn định.
Những chiến thuật khác đó là xem xét các yếu tố như: Không chọn nhà địch đang có board mạnh, hoặc không chọn nhà mà địch đã lâu rồi không dùng. Trường hợp thứ nhất sẽ giúp địch có thể dùng quái trên bàn thoải mái mà vẫn có khả năng chạy bài. Còn trường hợp sau, bạn có thể hiểu đơn giản thế này: khi đối phương chọn các nhà khác, khả năng bốc bài của nhà đó sẽ giảm đi do deck đã ít bớt, khả năng bốc nhà còn lại sẽ tăng lên nên thường tay sẽ có nhiều bài của nhà đó để sử dụng.
Đọc discard cũng là một điều cần thiết khi sử dụng CTW. Bởi một deck Keyforge luôn có 12 lá bài của một nhà, nên bằng cách bạn đọc discard, bạn có thể biết được trong deck địch còn nhiều bài thuộc nhà nào hơn, nghĩa là tỷ lệ địch có lá đó trên tay cũng cao hơn. Và ngoài ra, bạn cũng có thể đọc discard để biết những key card nào của địch đã được sử dụng. Ví dụ như những lá bài cản của địch đã được dùng, bạn hoàn toàn có thể tự tin rush game.

Tất cả các kiến thức trên đều có thể áp dụng cho cả việc bạn không có CTW. Bằng cách đọc bài của đối thủ, bạn có thể đoán được hand của địch và/hoặc nhà địch sẽ ưu tiên chọn lượt sau. Đôi lúc sẽ có những trường hợp khó hơn, nhưng ít nhất bạn sẽ áp dụng được vào rất nhiều tình huống.

CHỐNG LẠI CONTROL THE WEAK

Như mình có đề cập ở trên, một số chiến thuật cơ bản của Keyforge là đánh xoay quanh một hoặc hai nhà để để dành một lượt đẹp cho nhà thứ 3 bằng cách tích trữ card. Hoặc một chiến thuật là luôn chạy hết card của một nhà có nhiều card trên tay, tăng tỷ lệ bốc được một hand đẹp nhiều nhà khác để tiếp tục chạy bài.
Các chiến thuật này thường khá hiệu quả ở một số deck có khả năng rush tốt, nhưng cũng rất nguy hiểm với CTW (và cũng dễ bị đọc bài nữa). Đối thủ có thể dễ dàng nhận ra bạn đang cố để dành cho 1 lượt burst của 1 nhà. Nếu đối thủ có CTW, bạn hãy cẩn thận với cách đánh này.
Việc chạy toàn bộ bài của một nhà trên tay khi không có được board cũng rất nguy hiểm. Bởi vì khi đối thủ chiếm board, đối thủ hoàn toàn có thể xử lý những con quái của nhà đó rồi đọc CTW, hoàn toàn ép được bạn vì biết bạn vừa chạy hết bài nhà đó lượt trước và tỷ lệ bạn bốc lại được nhà đó khá thấp. Hãy luôn cố gắng đánh xoay quanh việc bạn luôn có board của một hay hai nhà và bài trên tay thuộc về những nhà còn lại, bằng cách này bạn sẽ tạm có thể không sợ CTW. Đương nhiên bạn rồi sẽ cũng gặp những deck có thể combo CTW với những thứ như dọn board, phá bài, rush tiền,… lúc đó bạn sẽ phải tự thích nghi với từng tình huống thôi.
Vậy thì còn những cú gọi CTW chí mạng thì sao? Như mình có nói ở trên, đối thủ có thể check aember key cuối và gọi CTW một nhà bạn không có cản. Trường hợp này thật sự khó khăn hơn rất nhiều. Chỉ có một số rất hiếm hoi deck có đủ khả năng cản đến từ cả 3 nhà và kể cả thế không phải lúc nào bạn cũng sẽ còn đủ card cản trong deck (để địch không đọc được). Thế nên việc xem xét chất deck của đối phương cũng khá quan trọng. Ví dụ nếu deck bạn nhanh hơn địch, mục tiêu của bạn vẫn là rush thật nhanh. Lúc đó CTW của đối phương sẽ ưu tiên làm chậm bạn lại chứ không thể để dành cho những cú gọi chí mạng được nữa. Còn trong trường hợp bạn chậm hơn, hãy cố tính khả năng burst của đối phương để luôn ép đối phương trong phạm vi aember mà kể cả CTW cũng không thể thắng được ngay. CTW trên thực tế cũng là 1 lá bài, mỗi lượt địch không sử dụng cũng chưa chắc là có lợi. Những kiến thức đọc và tính bài này đòi hỏi bạn kiểm tra discard của địch liên tục và xem xét dòng bài của đối phương để đoán xem địch đang có nhiều bài của nhà nào trên tay. Và nó đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm cá nhân nên mình khuyên các bạn nên làm quen với tính và đọc bài đối thủ từ mọi trận đấu, kể cả địch có CTW hay không.

Đoạn này thì chia sẻ kinh nghiệm cá nhân thôi. Bạn có thể đọc bài địch qua những thói quen đánh, các biểu cảm khi chơi nữa,.. Thậm chí khi đánh online bạn cũng có thể làm thế (khó hơn).
Mình có thể ví dụ, khi đối thủ của bạn đánh một lượt xong dừng lại để suy nghĩ rồi sau đó quyết định hết lượt. Đây là dấu hiệu cho thấy địch vẫn còn bài của nhà đó trên tay, thường là những lá quan trọng mà vừa rồi không phải là thời điểm thích hợp để đánh nó xuống. Thường chúng là dọn board, scaling aember control,… Và thông tin đó sẽ rất quan trọng cho bạn.
Mọi người đều có nhiều thói quen mà bạn có thể để ý, thông tin lúc nào cũng rất quan trọng nha. Và thường nó sẽ dẫn bạn đến với chiến thắng. Hãy tận dụng nó và đọc bài địch thật tốt nhé.


Leave a Reply