Đánh Adaptive như một người chiến thắng

Đánh Adaptive như một người chiến thắng

Như các bạn đã biết, sắp tới Việt Nam chúng ta sẽ đánh giải toàn quốc với thể thức Adaptive Bo3. Thế nên mặc dù sắp tới thể thức này sẽ bị Ghost Galaxy bỏ khỏi danh sách chính thức, mình cũng sẽ viết một bài chia sẻ tất cả kinh nghiệm mình biết trong nhiều năm đánh Keyforge. Hy vọng có thể hỗ trợ cho các bạn sắp tới đánh giải toàn quốc.

ADAPTIVE LÀ GÌ

Adaptoid

Adaptive là một trong những thể thức đầu tiên của Keyforge, cũng là một trong những ý tưởng khởi nguyên của Richard Garfield. Đây là mong muốn mà Richard muốn gửi gắm ở Keyforge khi mọi deck đều có thể được sử dụng. Và Adaptive thật sự đã như vậy.
Ở thể thức này, mỗi người sẽ đem đến cho mình 1 deck Keyforge. Sau đó ở trận 1, hai bên sẽ tự đánh deck của chính mình. Sau đó đến trận 2, hai bên sẽ đổi deck cho nhau để đánh reversal.
Nếu 1 người thắng cả 2 trận thì người đó sẽ thắng luôn. Tuy nhiên nếu mỗi người thắng 1 trận thì sẽ phải vào trận thứ 3.
Ở trận thứ 3 này, hai người sẽ cùng nhau cược chain để giành quyền sử dụng deck mạnh hơn (deck đã thắng 2 trận trước). Người chủ deck đó sẽ bắt đầu với mức chain là 0. Sau đó lần lượt 2 người chơi sẽ có quyền cược số chain cao hơn hoặc bỏ qua. Nếu có người bỏ qua thì người kia sẽ phải dùng deck đó với số chain đang cược.
Cụ thể hơn về luật chain các bạn có thể tham khảo trong các luật chính thức của Keyforge.

Như vậy, Adaptive đòi hỏi rất nhiều kỹ năng bao gồm khả năng sử dụng deck của mình, khả năng thích nghi sử dụng deck mới lạ của địch và khả năng ước lượng tính toán để có thể cược chain cho đúng (và nhiều kỹ năng nhỏ khác).
Ở Adaptive bo3 này có rất nhiều cách để tiếp cận. Thường thì mọi người sẽ cố gắng để có thể thắng 2 trận đầu mà không cần vào đến trận thứ 3. Đây là chiến thuật mà các bạn cần phải thực sự lưu ý, đừng quá quan tâm đến vấn đề chain chênh lệch bid như nào khi trận 3 chưa (và có khả năng sẽ) không diễn ra.

CHỌN DECK THẾ NÀO CHO ĐÚNG

GameGenic Keyforge Deck Book, Vault, Aries Collection : r/KeyforgeGame

Mặc dù Adaptive luôn nói là bất kỳ deck nào cũng có thể được sử dụng, nhưng cái đó nó chỉ đúng một phần nào đó. Việc chọn deck góp phần cho việc tạo lợi thế, và những lợi thế nhỏ này cộng lại có thể hữu ích rất nhiều.
Chiến thuật cơ bản mà tất cả mọi người thường thấy là đem một deck thật khó chơi. Chiến thuật này rất hiệu quả vì nó khiến đối thủ gặp khó khăn trong việc sử dụng deck của mình, cũng như khó để tính toán chênh lệch giữa 2 deck ở trận thứ 3. Các bạn nên cân nhắc đến việc này đầu tiên khi chọn deck cho mình.
Một trong những chiến thuật thông dụng mình thường thấy ở các giải đấu Adaptive thế giới là sử dụng deck thật mạnh. Lý do là theo luật của Bo3 trong Keyforge, người thua trận trước sẽ có quyền quyết định ai đi trước ở trận đấu sau. Như vậy, nếu bạn mang đem deck thật mạnh, khả năng cao bạn sẽ thắng trận thứ nhất. Ở trận thứ hai, nếu bạn thắng thì bạn đã thắng luôn, nhưng trong trường hợp bạn thua bạn sẽ là người quyết định đi trước ở trận bid chain thứ 3. Đây là một lợi thế khá lớn mà mình sẽ phân tích kỹ hơn ở phần dưới.
Tuy nhiên như mình đã nói, việc chọn deck này chỉ góp phần mang cho bạn lợi thế thôi chứ không phải quyết định chiến thắng. Vẫn có những người mang deck yếu và gặt hái thành công. Thế nên mình xin nói thêm một nguyên lý quan trọng nữa cho việc chọn deck Adaptive: Cho dù bạn chọn deck mạnh hay yếu, bạn hãy chọn một deck có kết quả rõ ràng: ít hên xui. Lý do là trong trường hợp tệ nhất thì nó vẫn luôn đưa bạn vào trận thứ 3. Bạn sẽ không muốn có một trận đấu mà ở trận 1 bạn quá xui và ở trận 2 đối thủ quá hên trong khi cùng sử dụng deck của mình.

Mình sẽ tóm gọn lại một chiến thuật trong adaptive bo3:

Sử dụng deck mạnh: Cực phổ biến trên thế giới.

  • Dễ quyết định được ai đi trước ở trận 3 quyết định, đề phòng trường hợp không thắng trong 2 trận đầu.
  • Tận dụng được ưu thế mình hiểu rõ deck mình hơn đối thủ để bid chain.
  • Chỉ có deck mạnh mới đảm bảo được chiến thuật thắng 2-0

Sử dụng deck yếu: Phong cách này bạn sẽ ít gặp, nhưng ông nào mà đánh thì thường đánh giỏi vl.

  • Gần như chọn deck nào cũng được (tuy nhiên phải hiểu rõ điểm yếu deck của mình). Thường deck được chọn ở đây sẽ có 1 điểm yếu rõ ràng có thể tận dụng triệt để, ví dụ như không có khả năng cản aember.
  • Đòi hỏi kỹ năng chơi deck lạ cực tốt.
  • Đòi hỏi kỹ năng tính chain tốt để hoặc lấy được deck với số chain hiệu quả hoặc là lừa được địch lấy chain cao. Vì cách biệt sức mạnh giữa 2 deck càng cao thì càng bait đối phương tính chain sai.

Sử dụng deck ảo: Ok phong cách này thì càng hiếm hơn, thường những ông chọn cách này đánh không kinh nhưng rất cáo già. Mình thực sự chưa thấy ai vô địch adaptive bằng phong cách này bao giờ nhưng người chơi phong cách này giỏi gạt giò hạt giống lắm. Mình sẽ không khuyên các bạn đánh kiểu này.

  • Deck được chọn nằm ở vùng hỗn mang. Kiểu mạnh yếu khó nói, đối phương nhìn vào không biết deck vận hành thế nào. Mình phải nhấn mạnh tìm được deck như vậy cũng đòi hỏi kỹ năng chứ không phải đơn giản.
  • Tuy mình chê nhưng cách này là một trong những cách hiệu quả nhất để lấy 2-0 (nhưng gặp đối thủ giỏi có thể ăn vụt lại 0-2).
  • Tryhard một tí là cố tình drop game 1 🙂 Thôi ai muốn nghe thêm về phong cách này mình sẽ nói vui vẻ sau chứ cách đánh này hơi tiêu cực.

CHAIN CHAIN CHAIN!!!

Chains - Archon Arcana, the KeyForge Wiki

Mình nhắc lại, nếu có thể các bạn hãy nhắm tới việc thắng 2 trận đầu mà không phải bước vào game 3. Tuy nhiên, nếu không thể chống lại số phận hoặc đối thủ chống cự quá mạnh, hãy sẵn sàng vào quy trình quan trọng: Cược chain.
Chain là một hệ thống mà mình nghĩ rất hay do Richard và FFG nghĩ ra để vừa cân bằng game vừa mở ra nhiều hướng phát triển cho thi đấu Keyforge. Tuy nhiên nó thực sự không cân bằng lắm đâu. Đã có rất nhiều người chơi kỳ cựu bỏ mấy trăm giờ đánh thử và lên tính toán số liệu vô cùng cẩn thận để tìm ra một công thức chuẩn cho Chain. Nhưng làm gì có. Các bạn đang chơi một trò chơi mà tính ngẫu nhiên nằm sâu bên trong bản chất. Chain phần nào thu ngắn khoản cách sức mạnh của một số deck. Nhưng các bạn cần biết một nguyên lý sau:

  • Bất kỳ deck nào cũng có 1 khoảng chain gọi là chain an toàn. Tức là nó vẫn vận hành ổn với số lượng chain này. Vượt qua số chain đó thì nó đến vùng hỗn mang, là bạn sẽ chẳng biết được lúc nào bạn hên hay xui. Độ ổn định của deck sẽ khiến vùng an toàn rộng hơn một tí. Và vùng an toàn này cũng có thể xê dịch một chút tùy đối thủ.
  • Làm sao để biết cái vùng an toàn này bây giờ? Đánh nhiều lên các bạn ạ. Deck nào bạn đánh càng nhiều bạn sẽ càng hiểu điểm mạnh điểm yếu của nó. Như vậy bạn mới có thể biết được deck này ăn bao nhiêu chain thì vừa.

Vậy là sau bước này, bạn cần nắm thật rõ deck của mình trước đã. Đây là một trong những điều cực quan trọng của người chọn đánh chiến thuật deck mạnh.

Một trong những cách làm quen với chain tốt nhất mà những người chơi lâu năm thường chỉ là quy đổi 1 chain ra 2 aember. Tức là nếu sau khi hai deck đánh với nhau 2 trận thì bạn có thể xem độ chênh lệch aember ở cuối game để ước lượng số chain. Ví dụ như deck A thua deck B 1 key 2 aember thì khoảng cách giữa 2 deck có thể tạm xem là 4 chain. Cách này khá tốt để bạn làm quen với chain.
NHƯNG… sau khi đánh lâu thì mình khuyên bạn không nên sách vở vì cách tính chain này không thực sự chính xác. Và rất dễ để đối phương lợi dụng bẫy bạn. Khoảng cách aember ở cuối game nhiều khi có thể khác biệt rất nhiều nếu người thắng cố tình đánh bớt card đi (người thua đôi khi cũng làm được). Vì vậy nó sẽ tạo ra cách gọi là khoảng cách ảo.

CHIA SẺ VỀ BID CHAIN

Phil

Sau đây là những điều mình nghĩ nên biết về bid chain:

  • Cho dù thế nào, khoảng chain từ 1 đến 6 không thực sự ảnh hưởng game nhiều lắm. Bạn đánh Keyforge đủ lâu bạn cũng sẽ gặp những trận mà bạn đánh 2 gateway hay địch ném 2 Binding Iron vào mặt bạn nên 6 chain không phải là việc hiếm. Và nó tuy làm chậm deck bạn nhưng không quá thay đổi. Sẽ có 1 số kèo đấu giữa 2 deck mà khoảng chain 1 đến 6 này cũng có khác biệt nhưng không nhiều lắm. Nếu bạn là người đi trước thì 7 cũng nằm trong khoảng chain này.
  • Nếu bạn đi trước thì khoảng chain power +1 ( 7, 13, 19) không thay đổi gì cả. Vì bạn đi trước bạn cũng chỉ đánh được 1 lá và bạn đã bỏ chain ở ngay đầu game nên cuối lượt 1 bạn đã về power 1. Cơ mà mình nghĩ các bạn chỉ nên chú ý đến chain 7. 13 trở lên là một con số chain hiếm gặp và khả năng cao đã đẩy deck bạn ra khỏi vùng an toàn mà chỉ xảy ra khi đối thủ chọn chiến thuật deck yếu (và deck ảo).
  • Bid chain số chẵn là một lợi thế nhỏ. Vì thường mọi người sẽ cố nhảy bước 1 thôi nên nếu bạn bid chẵn đối phương sẽ phải bid lẻ. Số lẻ có các con số chain tử thần (7 chẳng hạn). Nên hoặc là đối thủ sẽ phải nhảy bước 2 (dễ bị bạn bẫy hơn), hoặc đối thủ sẽ phải bid vào các số bạn muốn.
  • Con số chain lý tưởng trong mắt 2 người chơi là khác nhau. Đây là một điều cực kỳ quan trọng. Có thể bạn tìm ra số chain lý tưởng của bạn là 4 chẳng hạn, nhưng đối thủ lại ra một con số khác. Việc đoán ra con số này rất quan trọng. Bởi nếu nó nhỏ hơn số của bạn, bạn có thể lấy được deck với số chain thấp hơn số lý tưởng. Còn nếu nó lớn hơn, bạn có thể đẩy được deck cho đối thủ với số chain bạn nghĩ là không hiệu quả. Tuy nhiên mình đang giả lập là số chain trong đầu bạn đúng hơn đối thủ nhé =))
  • Vì lý thuyết phía trên, bid từng bước là cách tốt nhất để thăm dò đối thủ.
  • Nhảy chain là một chiến thuật khác, thường nó thể hiện sự tự tin. Hoặc là bạn nhảy thẳng tới con số lý tưởng của bạn để ép địch hoặc là đẩy tiếp để bạn bỏ, hoặc là đối thủ bỏ và bạn có deck với đúng số bạn muốn. Cách này cũng hiệu quả nhưng nếu bạn thua bạn sẽ luôn đặt câu hỏi liệu bạn bid thấp hơn thì đối thủ có nhả từ đó luôn không.
  • Ngoài ra nhảy chain cũng là một cách tốt để lừa đối thủ. Nhảy thẳng lên 1 con số cụ thể sẽ khiến đối thủ đặt câu hỏi liệu nếu bỏ từ lúc này có đúng không.

TỔNG KẾT

Như các bạn đã thấy, chuyện bid chain rất phức tạp, mình chỉ có thể liệt kê ra một số chiến thuật hay gặp thôi chứ nó vẫn còn muôn hình vạn trạng lắm. Bạn sẽ còn thấy lý thuyết là một chuyện, đối thủ sẽ còn lừa bạn và bạn cũng sẽ lừa đối thủ. Rồi cho dù có tạo ra một trận đấu với số chain lý tưởng cho bạn thì bạn vẫn sẽ phải hy vọng vào chuyện hên xui. Thế nên mình vẫn khuyên các bạn nên cố gắng thắng 2-0 để không phải vào game 3. Ugluk, một trong những người chơi hàng đầu thế giới, từng vô địch một giải adaptive thế giới mà không đánh 1 trận game 3 nào cả.
Chúc các bạn thành công trong giải toàn quốc sắp tới nhé!

Leave a Reply