Dark Tidings Card Review – Shadows

Dark Tidings Card Review – Shadows

Nhà Shadows cùng với Logos và Untamed đã tiếp tục xuất hiện liên tục trong tất cả các mùa Keyforge. Với cơ chế riêng Steal đặc biệt mạnh mẽ, Shadows đã luôn là một thế lực. Cũng có mùa Shadows ngập trong card rác nhưng cơ chế steal của Shadows luôn là nỗi lo của mọi người chơi. Vậy lần này ở mùa 5 Shadows sẽ như thế nào?

Thang điểm Review

5 – Tuyệt vời! Card điểm 5 lúc nào cũng mạnh, cứ mở deck thấy nó là lòng vui phơi phới.

4 – Tốt. Dùng được trong đa số deck và đa số trường hợp. Giá trị cao mà không phụ thuộc nhiều vào deck.

3 – Ổn. Hoặc là giá trị bình thường hoặc là giá trị cao nhưng không ổn định. Đa phần là cần sự hỗ trợ từ card khác.

2 – Tình huống. Card dạng này cần phải setup trước hoặc phải có điều kiện cụ thể, hoặc chỉ đơn giản là.. tệ.

1 – Rác…. Không cần phải nói thêm…

Archon’s Revenge

Archon’s Revenge – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Steal được tối đa là 2 cũng ngon, và có thể dùng để chặn key. Tuy nhiên là quái của Shadow lắm khi có hiệu ứng còn tốt hơn, mà tự dưng phải exhaust đi thì phí, nên lá này cũng chỉ gọi là tạm ổn.
Riku: 4 điểm. Artifact này gây ra rất nhiều áp lực cho đối thủ nếu bạn có quái Shadows trên bàn. Biến mọi quái Shadows thành có khả năng steal 1 là một effect rất mạnh, nhưng bù lại nó hơi chậm. Nên phải đi sâu vào statistic. Ở mùa 5 có 29 quái Shadows trên tổng số 59 card, một con số tạm ổn, 12 trong số đó có elusive, 7 có sức mạnh 4 trở lên. Nếu rơi vào một deck tốt Archon’s Revenge sẽ tỏa sáng.

Blatant Thievery

Blatant Thievery – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Khả năng kéo tiền capture trên quái tốt. Được 1 aember, và có thêm cả Enrage. Nói chung là khá hoàn hảo về mặt giá trị hiệu ứng. Cũng đôi khi sẽ chỉ dùng để Enrage nhưng kiểu gì thì cũng hữu dụng.
Riku: 3 điểm. Lá này rất có tiềm năng, đối phó với những quái Sanctum hay Saurian capture/exalt mạnh mẽ và nhiều hiệu ứng khó chịu thì lá này rất mạnh. Lại có thể sử dụng cho quái của nhà mình, cũng là một cách steal khác. Nhưng khá tình huống, nên thường là 1 aember.

Captain No-Beard

Captain No-Beard – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Reap Capture 1 thì cũng chỉ chặn nhẹ nhàng. Hơn nữa với body 3 thì đối phương chả cần lo đến 2 con quái bên cạnh có taunt. Sẽ có trường hợp việc buff taunt hai bên có lợi cho cả quái khác chứ ko chỉ Captain No-Beard nhưng khả năng sử dụng của lá bài này hạn chế nhiều mặt.
Riku: 2 điểm. Mình nghĩ cần phải test lá này ở thực tế. Effect của nó không hề tệ, nhưng việc không có deploy khiến đôi khi bạn phải đưa một con quái nào đó bạn không muốn có taunt. 

Captain No-Beard (Evil Twin)

Captain No-Beard (Evil Twin) – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Chủ động taunt để có thể che chắn cho các quái khác của nhà Shadow được chơi ra trong lượt đó là một effect hữu dụng. Hơn nữa khi chết còn giữ 2 tiền của địch vào 2 quái bên cạnh. Nếu đi cùng với khả năng sử dụng tiền trên người của Saurian thì có thể tạo ra các tình huống gây áp lực tốt.
Riku: 3 điểm. Mình đánh giá lá này ổn hơn vì body mạnh mẽ của nó, và effect của nó cũng khá ổn.

Cement Shoes

Cement Shoes – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. 1 tiền và có thể raise tide miễn phí. Hơn nữa có thể tự bắn quái của mình để kích hoạt hiệu ứng destroyed. Có rất nhiều trường hợp hay để lá bài này toả sáng. Rơi vào đúng deck hoặc đúng match up có thể đáng giá 4 điểm.
Riku: 3 điểm. Lá bài này rất có thể trở thành Nerve Blast, thay hiệu ứng steal bằng raise tides. Để so sánh chính xác thì chúng ta phải xem giữa Steal và Raise tide hiệu ứng nào hiệu quả hơn. Tùy vào một số tình huống mà nó sẽ có giá trị khác nhau. Tuy nhiên raise tide không phải lúc nào cũng tốt nếu deck bạn không tận dụng được nó, và nếu thủy triều đang cao sẵn rồi thì effect này vô dụng. 

Dead Man’s Chest

Dead Man’s Chest – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Năng lực khá ngược với nhà Shadow khi mà nhà này muốn giữ quái sống và tránh trade quái. Lá bài này tạo điều kiện cho đối phương tiêu diệt sân của bạn và vẫn được tiền.
Riku: 2 điểm. Lá này lẽ ra điểm cao, nhưng xem xét trong mùa 5, tuy Shadows có rất nhiều card ping nhưng thực sự có khả năng clear bàn chỉ có Sacks of Coins (nhưng thiếu khả năng rush aember khiến Sacks of Coins cũng yếu đi nhiều). Như vậy nó phải phụ thuộc vào clear bàn đến từ nhà khác. Có nghĩa là địch hoàn toàn có thể chiếm lấy tiên cơ. Lá này chỉ mạnh nếu bạn đi kèm Sacks of Coins và nhiều action. Lúc đó bạn có thể thả số lượng quái vừa phải để ép địch phải quyết định giữa chuyện thả quái quá nhiều và vừa bị clear bàn vừa cho bạn rất nhiều aember.

Early Birds

Early Birds – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Một lá bài cho 2 tiền là rất ngon. Tuy nhiên hiệu ứng của lá này không phải lúc nào cũng hoạt động. Sẽ có trường hợp nó xứng đáng 4 điểm, đặc biệt trong match up với nhà Unfamothable. Còn thường thì cũng chỉ để lấy 2 tiền thôi.
Riku: 3 điểm. Điểm này vì nó có sẵn 2 aember trên người chứ effect này mình thấy gần như chỉ có đấu với Unfathomable mùa 5 mới cần. 

Easy Marks

Easy Marks – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Nhà shadow có rất nhiều lá gây sát thương nhỏ lẻ, nên lá này có synergy rất cao. Sau khi exalted có thể tiêu diệt quái địch lấy tiền về, hoặc sử dụng các lá bài khác của shadow để kéo tiền về. Một lá khá hợp lí và shadow và theo mình sẽ dùng được trong đa số trường hợp. Tuy nhiên nếu gặp kèo đánh với khủng long thì nên cân nhắc có dùng lá này hay không thôi.
Riku: 2 điểm. Lá này mình nghĩ sẽ mạnh ở mùa này nhưng phụ thuộc rất nhiều vào deck bạn. Chỉ khi bạn sở hữu nhiều action ping, lá bài này mới thực sự hiệu quả. 

Freebooter Faye

Freebooter Faye – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Raise Tide free và có hiệu ứng reap xịn, hơn nữa là 4 lực khá khó để clear bằng các lá gây sát thương. Một lá bài ổn và gây áp lực ở trên sân tốt.
Riku: 4 điểm. Rất mạnh. Khả năng đẩy thủy triều miễn phí rất mạnh, và nếu đối phương không xử lý thì reap steal 1 cũng là một hiệu ứng mạnh không kém. 

Freebooter Faye (Evil Twin)

Freebooter Faye (Evil Twin) – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Mặc dù raise tide giống như bản thiện và hiệu ứng before fight tốt nhưng nói chung là reap thì bao giờ cũng ngon hơn.
Riku: 4 điểm. Tương tự như bản thiện của nó, hiệu ứng play rất mạnh. Tuy nhiên hiệu ứng còn lại của nó thì yếu hơn người anh em của nó một chút vì không có skirmish, body 4 không đem lại nhiều lần sử dụng lắm. Nhưng vẫn áp lực tương đương.

Gas-Pipes Malone

Gas-Pipes Malone – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Hiệu ứng before fight cũng đỉnh luôn, nhưng 3 máu thì khá dễ chết ngay sau khi ra sân.
Riku: 3 điểm. Hiệu ứng cản khá mạnh, đây cũng có thể xem là steal 1 nhưng body 3 nên cũng không quá đáng sợ.

Hand Cannon

Hand Cannon – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Rất cần có các lá bổ trợ khác trong deck, không thì chỉ đơn giản là skirmish mà thôi.
Riku: 2 điểm. Hiệu ứng trên lá bài này khá bình thường, về cơ bản nó sẽ giúp quái yếu của bạn có thể lấy aember trên người quái đối thủ mà không cần giết nó. Nhưng bạn thường sẽ hy vọng giết luôn con quái đó cho rồi.

Hard Simpson

Hard Simpson – 2

Hoàng Giang: Điểm 3. Creature này sinh ra để bạn tự bắn các lá gây sát thương lẻ tẻ vào, đặc biệt là khi shadow có rất nhiều lá như vậy. Đẹp nhất thì hắn có thể steal đc 3 tiền. Tuy nhiên là làm được việc này thì cồng kềnh quá, còn cả điều kiện raise tide nữa. Nhưng thực ra thì Hard Simpson có tiềm năng tạo ra một số tình huống khá hay.
Riku: 1 điểm. Thật ra vào tay người chơi cứng nó cũng ổn, nhưng đối thủ cũng có thể cứng tay như bạn. Không có khả năng fight ngay lập tức, đối phương hoàn toàn có thể là người tận dụng hiệu ứng của nó trước. Trường hợp đẹp nhất có thể cho nó là bạn thả nó xuống khi bạn không có aember và lượt sau đẩy thủy triều rồi trao đổi để Hard Simpson gần chết, như vậy địch không thể steal lại được nữa. Nhưng nghe khó khăn quá phải không?

Hard Simpson (Evil Twin)

Hard Simpson (Evil Twin) – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Kiểu như vừa xịn hơn vừa dở hơn Mindwarper vậy. Điều kiện cũng hơi phức tạp, và dễ bị counter.
Riku: 3 điểm. Hmm mình bắt đầu cảm giác Shadows này giống Mars rồi đấy. Anyway, hiệu ứng này khá áp lực ở body 4. Hiệu ứng này tương tự như steal 1 vậy.

Hobnobber

Hobnobber – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Năng lực không chủ động, lại còn dễ chết. Cơ mà có thể dùng để gây áp lực được khi đối phương đã sử dụng hết các lá gây sát thương.
Riku: 3 điểm. Đây chính là Ronnie phiên bản action thay vì play, có nghĩa là.. yếu hơn rất rất nhiều. Nhưng vì sức ép nó tạo ra nên mình cho 3 điểm.

Hobnobber (Evil Twin)

Hobnobber (Evil Twin) – 2

Hoàng Giang: Điểm 3. Tính năng omni này thật ra hơi tệ, nhưng có nhiều tiềm năng combo với các nhà có khả năng capture.
Riku: 1 điểm. Một số aember chính xác là điều rất ít khi xảy ra ở Keyforge, bạn sẽ cần rất nhiều combo card khác để sử dụng Hobnobber hiệu quả. Mặc dù Omni thì đỡ hơn một tí nhưng vẫn không thay đổi giá trị của nó.

Hornswoggle

Hornswoggle – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Lá này là common, tức là có khả năng sẽ có nhan nhản lá này trong mấy deck shadow và khiến cho việc kiểm soát artifact giờ thành trò trẻ con. Nếu ko có artifact trên sân thì vẫn có giá trị 1 tiền.
Riku: 3 điểm. Lá bài này rất mạnh nếu địch có nhiều artifact mạnh, tuy nhiên nó không như Poltergeist, nó không hủy luôn Artifact nên nó chỉ dừng lại ở mức 3 điểm.

Jackie Tar

Jackie Tar – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. 6 dmg khi Tide High nghe cũng thích, mà body này thì đối phương chỉ cần 2 dmg thôi.
Riku: 2 điểm. Lá bài này khiến mình phân vân vì body 2 rất mỏng manh dù có elusive, nhưng hiệu ứng của nó cũng có một mức áp lực nhất định. 

Kerwollop

Kerwollop – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Throwing Star phiên bản mạnh hơn. Nhà shadow có thể tự sát để lấy value của lá này.
Riku: 3 điểm. Lá này khá giống với Throwing Stars nhưng gây sát thương lên toàn bàn. Nó có thể kiếm cho bạn rất nhiều tiền nếu nằm vào đúng deck, những deck có nhiều ping hoặc sacks of coins. Nhưng vì cần setup rất nhiều nên mình đánh giá nó như Cleansing Wave thôi (thậm chí thua).

Loot or Pillage

Loot or Pillage – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Hai hiệu ứng đều tốt. Đặc biệt là hiệu ứng capture 3 thì hầu hết mọi trường hợp đều chặn được key.
Riku: 4 điểm. Đơn giản và linh động, cả 2 hiệu ứng đều mạnh.

Monty Bank

Monty Bank – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Có tiền trên người mới steal được tiền, mà lại còn có mỗi 1 lực và không elusive. Quá khó sử dụng và dễ là miếng mồi ngon cho đối phương. Tuy nhiên cũng có thể có tiền trên người nhờ các hiệu ứng capture khác.
Riku: 1 điểm. Trong một thế giới lý tưởng, Monty Bank có thể steal rất nhiều aember cho bạn. Còn thế giới thực tế thì… Với body 1 và không có hiệu ứng, Monty thường sẽ không sống nổi được 1 lượt, tức là cho không địch aember rồi. Mình nghĩ hiệu quả nhất của Monty Bank là thả xuống mà không Exalt xong Kerwollop…

Monty Bank (Evil Twin)

Monty Bank (Evil Twin) – 1

Hoàng Giang: Điểm 1. Thêm Elusive và bắt buộc phải exalt. Lá này thì thực sự là mồi thơm cho đối phương thịt.
Riku: 1 điểm. Thêm Elusive khiến nó dai lên đúng 1 tí, nhưng bắt buộc phải exalt 2 lần…. Rác. Đương nhiên sẽ có một số lúc nó sử dụng được nhưng tin tôi đi, ở tầm competitve deck địch không để nó sống được.

One-Eyed Willa

One-Eyed Willa – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Elusive skirmish và fight steal 1 cũng khá value. Nhưng cần High Tide và chỉ có 2 lực, nên không thật sự có giá trị cao cho lắm.
Riku: 2 điểm. Effect thực ra rất mạnh, nó giống Umbra, nhưng có Elusive (p/s cần thủy triều cao). Và bạn có thấy Umbra mạnh mẽ bao giờ không?

One-Eyed Willa (Evil Twin)

One-Eyed Willa (Evil Twin) – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Lá này có sẵn skirmish và elusive nên có khả năng sử dụng tốt hơn một chút so với bản thiện của nó. Hiệu ứng lose tiền cũng khó counter.
Riku: 2 điểm. Mình nghĩ lá này mạnh hơn bản thiện của nó một tí vì nó không phụ thuộc vào thủy triều để sống lâu. Nhưng body 2 thì vẫn yếu, và nó chỉ áp lực khi bạn đang ở thủy triều cao.

Ransom

Ransom – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Khoá luôn một quái của địch. Hầu hết trong các trường hợp thì tiền đáng giá hơn quái. Nên khá chắc đây sẽ là một cú khoá vĩnh viễn.
Riku: 4 điểm. Mình rất thích kiểu concept này, bạn cho đối phương quyền lựa chọn rằng bạn sẽ đưa đối phương 2 aember để sử dụng 1 con quái mạnh mẽ, hoặc là phải bỏ qua nó. 2 aember là 1 cái giá khá cao nên lá bài này lock down 1 quái rất mạnh.

Safe or Sorry

Safe or Sorry – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Thậm chí là có thể lên thành 4 điểm nếu rơi vào deck có nhiều hiệu ứng play tốt. Archive thoải mái số lượng nghe rất hấp dẫn. Tuy nhiên hiệu ứng còn lại thì lại ko ấn tượng lắm.
Riku: 2 điểm. Nó không thực sự mạnh như bạn nghĩ. Archive quái trên sân khiến board của bạn yếu đi, chỉ thực sự ổn khi bạn có những thứ combo được (như Epic Quest hay EDAI). Hiệu ứng sau về cơ bản là ping, khá ổn nhưng chỉ ở mức bình thường.

Scooped

Scooped – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Gần giống look over there nhưng có thêm 1 aember bonus. Lá này rất hay.
Riku: 4 điểm. Lá này thì giống Relentless Whisper kết hợp Look Over There!. Về cơ bản nó vẫn là steal 1 tuy chậm hơn và đôi khi có thể hỗ trợ địch, và lại còn có sẵn aember nữa chứ!!!

Sea Urchin

Sea Urchin – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Kiểu gì cũng giữ 1 tiền của địch. Hiệu ứng play tuyệt vời và có cả poison. Hơn hẳn Urchin trên cạn rồi.
Riku: 4 điểm. Mình nghĩ nó y chang Urchin mùa 1, hiệu ứng poison hay elusive gì cũng không ảnh hưởng nhiều lắm. Có thể dùng để trao đổi với quái địch. Yếu hơn Urchin cũ vì nó cần thủy triều cao.

Sea Urchin (Evil Twin)

Sea Urchin (Evil Twin) – 5

Hoàng Giang: Điểm 5. Ai bóc được lá này mà lại còn nhiều thì quá hạnh phúc luôn. Có thể chấp nhận đổi 3 chain raise tide để steal 2 tiền cũng không có gì quá tệ.
Riku: 5 điểm. Damn đây đúng là con nhà người ta, so với bản thiện thì nó mạnh hơn 1 tỷ lần. Kể cả khi bạn phải đẩy thủy triều để đánh nó thì steal 2 vẫn hoàn toàn xứng đáng. Nếu bạn có nhiều hơn 1 thì đây thậm chí còn mạnh hơn Rad Penny, Bo Nithing, Urchin,…

Stir Up Trouble

Stir Up Trouble – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Hiệu ứng hơi lạ, nhưng cũng hữu dụng trong nhiều trường hợp. Shadow ít có các lá tiêu diệt quái hạng nặng, thì lá này cho phép shadow có thể xử lí được một số quái to trên sân.
Riku: 2 điểm. Ok, một lá bài khá hay vì bắt địch phải suy nghĩ đến chuyện xếp battleline, nhưng đôi khi không hiệu quả lắm.

Submersible

Submersible – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. 1 Aember và cho Thief có elusive. Lá này là mảnh ghép quan trọng để các quái shadow mùa 5 với nhiều điều kiện có thể hoạt động tốt. Tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào Tide và đối phương có thể xử lí được vấn đề này khá dễ dàng.
Riku: 3 điểm. Hiệu ứng này không thực sự mạnh lắm, nhưng hỗ trợ khá ổn cho một số card effect mùa này (như Archon’s Revenge vậy). Có 28 trên 29 quái Shadows mùa 5 là thief nên hiệu ứng này gần như tận dụng được tốt (cơ mà 12 trong số đó có sẵn elusive rồi).

The Flyin’ Specter

The Flyin’ Specter – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Giá trị cao hơn khi đánh trái mùa. Quá dễ để bị tiêu diệt.
Riku: 1 điểm. Hiệu ứng khá mạnh và áp lực, nhưng về cơ bản nó chỉ đơn giản là ép địch nhận 3 chain. Thậm chí nó còn yếu hơn Binding Iron vì việc thả có nhiều lá giống nhau không tăng số chain của địch lên, đôi khi còn phải đẩy thủy triều nếu bạn đang thủy triều thấp. Đánh trái mùa thì sẽ mạnh lên một tí.

Trickle-Down Theory

Trickle-Down Theory – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Raise Tide free và cho phép đuổi tiền nếu như đối phương đang trong tình thế check. Tức là có thể dùng lá này gain tiền sau đó cướp lại tiền của đối phương. Rất có giá trị.
Riku: 3 điểm. Play raise tide là một hiệu ứng mạnh, nhưng nằm trên một artifact thì nó yếu đi kha khá. Việc nó chỉ có thể cycle nếu địch hủy nó khiến nó khó dùng lần nữa. Hiệu ứng Omni của nó thì khá ổn, rất có lợi trong các cuộc đua key ở cuối game đặc biệt nếu deck bạn có nhiều capture hoặc steal.

Walk the Plank

Walk the Plank – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Thường thì nó là steal 1. Một lá action steal 1 thì không có gì để phàn nàn cả.
Riku: 4 điểm. Nó khá đơn giản, gần như mọi lúc nó là steal 1, khá mạnh. Nhưng có thể sử dụng được khi địch không có aember.

Widespread Corruption

Widespread Corruption – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Hmmm lá này làm mình khá phân vân. Thực ra nó là một lá rất hay nhưng lại ko hợp với nhà shadow, vì việc capture tiền của địch làm cho nhà shadow trở thành mục tiêu để tiêu diệt nhiều hơn. Và với lực quái và những lá gây sát thương lẻ của shadow thì khi đối phương capture rồi rất khó để lấy lại. Tuy nhiên có một số lá trong mùa này có khả năng kéo tiền hoặc dùng tiền trên người quái địch. Nên mình nghĩ nếu đánh thực tế lá này có tiềm năng rất lớn, vào đúng deck có thể đáng giá 4 điểm.
Riku: 3 điểm. Nó giống kiểu Sir Marrows ấy, nhưng yếu hơn vì đối phương là người chủ động. Tuy nhiên nếu deck bạn toàn những quái mạnh mẽ thì lá bài này thực sự đáng giá 4 điểm.

TỔNG KẾT

Điểm trung bình: 3

Riku: Mùa này Shadow đã yếu đi nhiều so với các thời hoàng kim của nó, phần nào nó trông giống mùa 3 nhưng có vẻ vẫn tạo ra những combo hiệu quả khi các lá bài cùng nhà đều có tính liên kết nhất định đầy tiềm năng. Sự chênh lệch sức mạnh cao giữa các lá bài trong cùng một nhà cũng là một vấn đề.

Hoàng Giang: Mùa này các lá Shadow yêu cầu nhiều điều kiện hơn, khiến cho việc steal/capture/gain aember của nhà này không đơn giản như các mùa trước nữa. Vẫn có rất nhiều lá bài hay xuất hiện và một số lá mạnh của mùa cũ trở lại. Song mình có cảm giác Shadow mùa này sẽ không thực sự toả sáng như các mùa trước. Trước giờ thì mình không thích lối chơi của nhà Shadows lắm nên mong rằng cùng với việc làm cho Shadows chậm hơn này sẽ có các nhà khác nổi lên trong vấn đề cản tiền đối phương. Đội quân đạo tặc này cũng nên bớt gây ức chế đi thôi.

Trả lời