Dark Tidings Card Review – Star Alliance

Dark Tidings Card Review – Star Alliance

Star Alliance cũng tương tự như Saurian, đã có một mùa 3 huy hoàng và mùa 4.. bình thường. Ở thời hoàng kim của nó, Star Alliance hoàn toàn có thể là một house đủ mạnh mẽ để được sử dụng xuyên suốt các lượt mà vẫn vừa phát triển board, vừa chạy bài, vừa cản aember,.. Có lẽ vì vậy nó đã được chỉnh sửa để cân bằng hơn ở mùa 4. Với lối chơi hỗ trợ và kết nối các nhà còn lại với nhau, Star Alliance liệu sẽ làm được những gì ở mùa 5 này.

Thang điểm Review

5 – Tuyệt vời! Card điểm 5 lúc nào cũng mạnh, cứ mở deck thấy nó là lòng vui phơi phới.

4 – Tốt. Dùng được trong đa số deck và đa số trường hợp. Giá trị cao mà không phụ thuộc nhiều vào deck.

3 – Ổn. Hoặc là giá trị bình thường hoặc là giá trị cao nhưng không ổn định. Đa phần là cần sự hỗ trợ từ card khác.

2 – Tình huống. Card dạng này cần phải setup trước hoặc phải có điều kiện cụ thể, hoặc chỉ đơn giản là.. tệ.

1 – Rác…. Không cần phải nói thêm…

5C077

5C077 – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Năng lực có thể giúp nối nhà nhưng chậm chạp và dễ chết khi mới ra sân. Star Alliance có rất nhiều lá bài để nối nhà khác hay hơn.
Riku: 2 điểm. Lá này hơi weird. Effect Ready and use mạnh vô cùng, không nhiều thứ có thể mang lại effect như vậy. Nhưng điều kiện để kích hoạt hiệu ứng cũng rất khó khăn. Bạn cần một dàn board có body gần đồng đều nhau để có thể tận dụng 5C077 một cách hiệu quả. Một khi có thể kích được thì bạn chắc chắn sẽ luôn đạt được lợi thế kể cả con quái bạn dùng sau đó không có effect gì đặc biệt. Nhưng sẽ rất khó, đòi hỏi cả deck và kỹ năng của bạn nữa. Đối phương cũng có thể play around 5C077 bằng cách ưu tiên tiêu diệt các quái có body giống/gần giống 5C077 hoặc đơn giản hơn là tiêu diệt luôn nó cho khỏe (vì body 2 mỏng manh như giấy vậy).

5C077 (Evil Twin)

5C077 (Evil Twin) – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Năng lực vẫn chậm y hệt. Khá khó để sử dụng.
Riku: 2 điểm. Effect này cũng mạnh tương đương, có thể yếu hơn một chút vì nó thậm chí còn chậm hơn. Ban đầu bạn chỉ có thể những con quái nhỏ, và dần dần snowball lên. Nếu đối phương không giết được 5C077 thì hoàn toàn vẫn có thể play around nó. Và lại một lần nữa body 2 thì rất dễ chết.

Agent Sepdia

Agent Sepdia – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Một dmg lẻ để phá ward hoặc giết quái nhỏ và thêm stun, nhưng chỉ dùng được khi High Tide. Không giá trị mấy.
Riku: 2 điểm. Mình không đánh giá cao lá bài này lắm. Nếu ở thủy triều cao, nó cũng đem lại một effect rất khó chịu. Bạn có thể đơn giản là ping hoặc stun 1 quái mà bạn thấy khó chịu. Không quá tệ, nhưng mình nghĩ nó chỉ mạnh khi đánh trái mùa mà thôi. Nếu chỉ mình nó trên sân thì 3 chain không thực sự xứng đáng cho effect này.

Æmber-vac

Æmber-vac – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Raise Tide Free và đôi khi bắt địch nếu muốn check phải ăn 3 chain để Raise Tide. Một lá bài gây áp lực khá thú vị, tuy nhiên cũng không quá đặc sắc.
Riku: 2 điểm.Effect đẩy thủy triều miễn phí luôn ổn, nhưng nó nằm ở upgrade nên độ cycle sẽ thấp hơn một chút (chỉ một chút thôi vì effect còn lại cũng khá khó chịu nên địch sẽ tìm cách giải quyết). Vấn đề của mình với lá bài này là effect nó hơi chậm, nếu bạn cần nó cản địch ngay thì phải đợi đến lượt sau, hoặc địch nếu không thể giải quyết con quái này thì vẫn có thể đẩy thủy triều để cản. Và trong trường hợp đẹp, ví dụ như đánh trái mùa, nếu bạn không có cách tận dụng aember trên người thì địch cũng không cần vội.

Biome Discovery

Biome Discovery – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Có 1 tiền và hiệu ứng giúp chạy deck, hoặc là raise tide free. Mặc dù lá này xét ra thì cũng tốt nhưng nó khá giống lá Survey của mùa 4: đa số trường hợp lá phải discard mất mấy lá ngon và phải dự đoán lượt kế tiếp mình tính dùng nhà gì. Rất hên xui và không ổn định.
Riku: 4 điểm. Lá này chính xác chính là Survey, nhưng mạnh hơn. Nó có thể sử dụng để đẩy thủy triều, hoặc nếu thủy triều đã cao sẵn thì bạn sẽ dùng nó như Survey. Khá tiện lợi, mặc dù Survey không có nhiều đất để tỏa sáng nhưng filter deck là một hiệu ứng không hề tồi. Nó có thể sẽ chỉ tầm 3 điểm khi đánh thực tế.

C.R. Officer Hawkins

C.R. Officer Hawkins – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Sẽ có lắm lúc khi không trải được bàn thì Hawkins không có hiệu quả, và không đáng giá 4 điểm. Dù sao thì cũng là một hiệu ứng play ngon lành và chắc là ít nhất cũng kiếm được 1 tiền.
Riku: 4 điểm. Lá này có giá trị gần tương đương Dust Pixie (hoặc Glorianna Attendant) nhưng cần sự hỗ trợ từ house khác. Bạn không thể kiếm tiền từ Hawkins bằng cách ở lượt 1 chọn Star Alliance như Dust Pixie nhưng giá trị của nó khá tương đương. Đôi khi bạn sẽ không kiếm được chắc chắn 2 aember, nhưng chỉ 1 aember cũng khá đáng giá rồi. Nếu board của bạn khỏe thì việc kích được hiệu ứng của Hawkins cũng không thực sự khó lắm.

C.R. Officer Hawkins (Evil Twin)

C.R. Officer Hawkins (Evil Twin) – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4.  Tương tự như bản thiện, nhưng là làm đối phương mất tiền. Cũng dễ sử dụng.
Riku: 3 điểm. Tương tự như bản thiện này, lá bài này rất mạnh nhưng mình đánh giá nó thấp hơn người anh em nó một tí (một tí thôi, có thể sau khi test xong mình sẽ đánh giá nó 4 điểm). Vì cản aember đôi lúc không linh động bằng kiếm aember dù quan trọng như nhau.

Ceaseforge

Ceaseforge – 4.5

Hoàng Giang: Điểm 5. Một lá chặt key rất xịn. Chắc chắn trong 2 turn kế tiếp đối phương không thể forgekey nếu ko xử lí được lá này, tạo điều kiện cho những lá hard steal/hard capture của bạn hoạt động. Ngoài ra, khi lá này rời sân, bạn sẽ là người được forge trước, vì hiệu ứng tự destroy của lá này là ở khởi đầu lượt, trước bước Forgekey. Đã thế còn có 1 tiền trên lá này nữa. Tuyệt vời luôn. Đây chắc chắn sẽ là 1 lá được săn đón nhiều của mùa 5.
Riku: 4 điểm. Đây có thể là một Heart of the Forest mới, mà không gây ức chế bằng. Mình rất thích lá bài này và muốn cho nó điểm cao hơn nhưng do chưa được chơi thử nên sẽ khó để nói. Nó rất mạnh để chống deck rush, và vẫn tốt với các loại deck khác. Nó rất mạnh vì nó tự hủy ở đầu lượt của bạn, tức là bạn luôn luôn là người forge key trước sau khi nó tự hủy. Và trong trường hợp địch chủ động artifact control để hủy nó bạn vẫn là người forge trước. Effect này cản luôn những combo key cheat nguy hiểm mà bạn có thể đoán trước địch sắp sử dụng. 

CH-337A

CH-337A – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Đối thủ Raise Tide xong thì có thể đấm quái bạn như bình thường. Mà không thì body 3 power cũng dễ giải quyết.
Riku: 1 điểm. Cho toàn bộ quái của mình elusive thật ra không tệ, nhưng những deck mạnh mẽ của Keyforge luôn có cách giải quyết vấn đề mà không cần đánh nhau. Và chưa kể, địch hoàn toàn có thể đẩy thủy triều để tiếp theo đó đánh nhau như những người đàn ông. Mạnh hơn nếu đánh trái mùa.

CH-337A (Evil Twin)

CH-337A (Evil Twin) – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Hiệu ứng skirmish thậm chí còn không tuyệt bằng elusive của bản thiện.
Riku: 3 điểm. Mình cho nó điểm cao hơn người anh em của nó vì skirmish bạn chủ động hơn (một tí). Bạn có thể tưởng tượng tới Trimble, và kha khá số quái của mùa 5 có effect Fight mạnh mẽ nên mình nghĩ nó có thể tạo ra những combo ổn.

Colonist Chapman

Colonist Chapman – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Năng lực rất tốt, giúp đào tiền nhanh và với các lá nối nhà của Star thì có thể đào ngay trong lượt Colonist xuống sân để kiếm 2 tiền. Xong với 3 lực thì quá dễ chết.
Riku: 2 điểm. Rất có tiềm năng, nhưng nó hơi chậm và lại không có deploy khiến việc setup cho nó chậm và khó khăn hơn rất nhiều.

Colonist Chapman (Evil Twin)

Colonist Chapman (Evil Twin) – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Năng lực capture này rất tình huống, mà nhà Star thì không có khả năng xử lí tiền trên người. Chắc chắn phải có sự hỗ trợ từ các lá bài khác để lá này hữu dụng.
Riku: 3 điểm. Mình nghĩ nó có thể lên tới 4 điểm, trong tay một người chơi cứng tay lá bài này rất có giá trị. Nó có thể là một hard aember control mạnh mẽ, nhưng với khuyết điểm là capture luôn cả mình nên nếu không có cách tận dụng, sẽ là một con dao hai lưỡi. P/s: Art của twin này khác hẳn con thiện luôn.

Com. Officer Gross

Com. Officer Gross – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Luôn đi với Hings. Năng lực chỉ ở mức thú vị thôi chứ không quá mạnh. Và cũng dễ chết.
Riku: 2 điểm. Mình đánh giá lá này ở mức ổn, hiệu ứng play tutor (tìm kiếm 1 card chính xác) và filter deck khá ổn. Và effect fight/reap của nó cũng tạm được, chắc đâu đó sẽ buff được tầm 3 điểm body. Cơ mà điểm body rất khó để xét giá trị khi Keyforge không phụ thuộc nhiều vào đánh nhau.

Com. Officer Hings

Com. Officer Hings – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Năng lực cực khoẻ, và là mục tiêu phải xử lí ngay. Nhưng thực ra thì đối phương chỉ cần diệt được Hings hoặc Gross thôi là xong, năng lực của cả 2 con đều biến mất. Nên nói chung cũng chỉ là một lá bài ổn thôi. Star giờ cũng ít ward hơn các mùa trước rất nhiều rồi nên khó mà bảo kê cả đôi bài này được.
Riku: 3 điểm. Thật kỳ lạ khi phải đánh giá điểm 2 card này khác nhau khi chắc chắn nó đi chung. Nhưng cùng 1 effect đó, draw 2-3 card thường khá mạnh nên không thể nào không cho điểm cao hơn được. Nhưng mình vẫn nghĩ nó có thể sẽ chỉ đáng 2 điểm, khi địch hoàn toàn có thể xử lý chỉ 1 trong 2 là cắt luôn effect của lá còn lại.

D1-V3 Pod

D1-V3 Pod – 1

Hoàng Giang: Điểm 1. Thêm tí skirmish với elusive ( không ổn định vì Tide mỗi lúc mỗi khác) mà chẳng có aember trên lá bài thì phí 1 slot trong deck cực kì.
Riku: 1 điểm. Rác vl, cả 2 keyword được cho đều không mạnh, và lại còn không có aember.

Diplomat Agung

Diplomat Agung – 4.5

Hoàng Giang: Điểm 5. Hiệu ứng play rất ổn và có rất nhiều tiềm năng combo với các lá bài liên quan đến số lượng nhà trên sân. Thậm chí để Agung sống lâu thì còn phiền phức hơn nữa. Một lá nối nhà rất mạnh mẽ.
Riku: 4 điểm. Mình cho nó 4 điểm vì chỉ cần có quái của mình trên sân là Agung đã có giá trị rồi. Hiệu ứng play thật sự mạnh như vậy đấy. Nhân tiện nó còn có thể tạo ra những combo mạnh mẽ nếu để sống.

Exploratory Craft

Exploratory Craft – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Có thể Exhaust quái của nhà khác để bốc bài và vẫn sử dụng nhà Star. Lá này rất giá trị nhưng lại dễ gặp trường hợp liên tục bị dẹp bàn và không có quái để kích hoạt.
Riku: 3 điểm. Nó về cơ bản chính là Library of Babble. Mình nghĩ để kích được hiệu ứng draw 1 card mà không phải exhaust quái nhà Star Alliance không khó lắm. Để draw 2 hoặc 3 thì sẽ khó khăn hơn, nhưng 2 có vẻ là lựa chọn đẹp nhất vì bạn thường sẽ không muốn phí 1 quái Star Alliance mà bạn có thể sử dụng cho mục đích khác chỉ để draw 1 card (trừ khi bạn đã quá tuyệt vọng rồi).

Grand Alliance Council

Grand Alliance Council – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Một lá clear xịn, đặc biệt hữu dụng khi đánh với deck trùng nhà. Việc được chọn quái để tránh destroy rất oke. Thường là quái xịn bên mình sẽ bình an và quái đểu bên địch sẽ ở lại. Trong nhiều trường hợp sẽ đem lại lợi thế rất lớn cho người sử dụng.
Riku: 3 điểm. Một clear bàn khá mạnh, đặc biệt sẽ tỏa sáng nếu đánh với các kèo mirror khi cùng một nhà đó trên bàn chỉ có 1 quái bạn được sống.

Lieutenant Valmart

Lieutenant Valmart – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Mặc dù chặn key rất tốt và có tiềm năng để được 4 điểm, nhưng nhiều khi sẽ phải chịu 3 chain để có được hiệu ứng này. Nếu đối thủ giải quyết được Valmart thì đôi khi bạn sẽ không chặn được thêm mà chain thì vẫn còn ở đó. 
Riku: 4 điểm. Garcia phiên bản +1 key cost nhưng cần thủy triều cao. Khi bạn cần cản địch hoặc bắt địch forge key với giá cao thì 3 chain không hẳn là vấn đề. Đặc biệt mạnh nếu deck bạn có nhiều cách để đẩy thủy triều. Một loại quái mà đối phương sẽ luôn tiêu diệt nếu có thể.

Make It So

Make It So – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Một lá bốc bài khá hên xui, nhưng trong trường hợp chọn xịt thì vẫn có được 1 tiền. Nếu bạn liên tục chọn đúng, có thể bốc toàn bộ deck lên tay. Nghe rất hấp dẫn đúng không?
Riku: 3 điểm. Mình cho nó 3 điểm vì aember có sẵn của nó chứ hiệu quả của nó không cao lắm trừ khi bạn rất may hoặc chơi ăn gian. Tuy cũng khá nhiều card có thể combo và giúp bạn biết trước card tiếp theo trong deck, nhưng việc rút lên một lá không phải là Star Alliance thực sự không có ý nghĩa gì trong lượt đó hết vì kiểu gì bạn cũng sẽ rút nó lên vào cuối lượt. Bạn sẽ thực sự tận dụng được lá bài nếu bạn có thể đoán được đúng (statistically) tầm 3 hoặc 4 lần. Hoặc là rất nhiều card tiếp theo của bạn đều là Star Alliance.

Officer’s Blaster

Officer’s Blaster – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Thêm 2 lực khá là quý giá với nhà Star mùa này, hoặc cũng có thể dùng để buff cho những quái quan trọng của nhà khác. Nhưng ngoài ra thì ko có gì nổi trội lắm.
Riku: 3 điểm. Một upgrade khá ổn, không thực sự quá mạnh nhưng ổn. Bảo vệ quái của bạn khá tốt. Nhưng chỉ thực sự có giá trị nếu bạn là người chủ động trao đổi. Có thể dùng để combo với 1 số quái như 5C077.

Operative Espion

Operative Espion – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Mặc dù năng lực rất xịn nhưng lại có tác dụng cho cả địch. Nên khó mà kiểm soát được khả năng của lá này.
Riku: 3 điểm. Effect hai lưỡi, rất mạnh nhưng đối phương cũng hoàn toàn có thể tận dụng. Đặc biệt rất nguy hiểm nếu deck địch có nhiều cách đẩy thủy triều hơn mình.

Operative Espion (Evil Twin)

Operative Espion (Evil Twin) – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Gây 3 dmg ko phải một hiệu ứng quá ghê gớm, mà lý tưởng thì mỗi lượt bắn được 1 lần, với cái giá 3 chain thì nghe cũng hơi ngớ ngẩn. Hơn nữa là đối phương cũng dùng được năng lực này.
Riku: 2 điểm. Cũng effect hai lưỡi tương tự, nhưng ping 3 sát thương không mạnh bằng effect của bản thiện.

Prof. Emeritus Kering

Prof. Emeritus Kering – 4.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Có thể dùng được luôn 2 quái ngay khi xuống sân. Rất nhiều tiềm năng combo và dễ sử dụng. 3 chain để dùng full năng lực của quái này ko phải cái giá quá đắt. 
Riku: 5 điểm. Bạn có thể tưởng tượng nó giống Ghost Hawk vậy nhưng.. mạnh hơn rất nhiều. Việc nó cho bạn lựa chọn sử dụng rất linh động, bạn có thể dùng để kích hiệu ứng fight cho quái fight hoặc kích hiệu ứng reap cho quái reap, thậm chí còn có thể dùng action. Và trong đa số trường hợp, 3 chain cũng đáng để kích effect mạnh mẽ của con thứ 2 bên cạnh nữa (chưa kể bạn còn mạnh hơn nếu có các card đẩy thủy triều khác). Đương nhiên cũng sẽ có những trường hợp không tối ưu hết sức mạnh của Kering, nhưng nó vẫn mạnh. Và hãy cẩn thận nếu địch có Unfathomable, đối phương thường sẽ không cho bạn ready và như vậy Kering sẽ khó sử dụng hơn. 

Rocketeer Tryska

Rocketeer Tryska – 4.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Hiệu ứng cũng dễ sử dụng, và cũng nhiều tiềm năng combo. Raise Tide để dùng hiệu ứng này cũng tốt.
Riku: 5 điểm. Effect mạnh vô cùng, đáng 3 chain hoàn toàn (hoặc càng mạnh hơn nếu bạn có thể đẩy thủy triều miễn phí từ card khác). Ở lượt 1 nó có thể ạnh ngang ngửa Duskwitch (vì thực tế 2 quái cũng gần gần như con số trung bình quái thả trong 1 lượt rồi) và với body 4 thì khó giết hơn hẳn Duskwitch. Mình nghĩ sau khi đánh thử có thể mình sẽ cho nó 4 điểm, vì qua các lượt sau bạn sẽ khó khăn hơn trong việc lợi dụng effect của Tryska.

Rocketeer Tryska (Evil Twin)

Rocketeer Tryska (Evil Twin) – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Mặc dù chỉ cho bản thân ready khi Tide High thì ko ấn tượng bằng bản thiện. Nhưng nhà Star lại là nhà có nhiều lá upgrade tốt. Do đó 1 con quái xuống sân ready như này cũng là khá ổn rồi.
Riku: 3 điểm. Mình đánh giá nó không khác gì Silvertooth, có chăng chỉ là body mạnh hơn và có Skirmish. Nhưng 3 chain chưa chắc đáng giá lắm. Sẽ mạnh hơn nếu đánh trái mùa.

Sabotage Mission

Sabotage Mission – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Năng lực chặn key tốt và được thêm 1 aember mà điều kiện sử dụng đơn giản. Một lá rất tuyệt.
Riku: 3 điểm. Có thể xem nó như Evil Eye, đâu đó sẽ cộng key cost cho địch cũng trong khoảng đó. Đôi khi sẽ chỉ 1, đôi khi sẽ nhiều hơn. Trong tay một người chơi cứng, lá bài này khá tiện vì có thể tính để ép địch forge key với con số mình muốn.

Selective Preservation

Selective Preservation – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Gần tương tự Grand Alliance Council. Việc chủ động chọn quái để giữ sống trên bàn dễ tạo ra lợi thế cho người sử dụng lá bài này.
Riku: 3 điểm. Lại một clear bàn khác khá giống Grand Alliance Council, nhưng linh động hơn (một ít). Bạn sẽ khó khăn nếu gặp các quái có chỉ số khá độc đáo (như Gigantic, hay một số khủng long). Những kiểu clear bàn này bạn thường không mong muốn có nhiều hơn 1 lá trong deck.

Shield-U-Later

Shield-U-Later – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Mặc dù có nhiều tiềm năng combo với các lá liên quan đến giáp của sanctumn hoặc giữ cho các quái nhà Star sống lâu hơn, song cũng không đặc biệt lắm.
Riku: 2 điểm. 1 quái bình thường, hoặc 1 upgrade 2 armor. Không có gì độc đáo cả.

Shield-U-Later (Evil Twin)

Shield-U-Later (Evil Twin) – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Có thể lắp vào một quái có 2 máu trở xuống và tiêu diệt luôn quái đó, nên cơ bản thì coi như destroy. Hoặc nếu cần thì cũng có thể chơi ra làm quái với body 5 power.
Riku: 4 điểm. Lá này mình đánh giá cao hơn hẳn. Nó có thể tiêu diệt 1 quái luôn, hoặc làm yếu đi rất nhiều 1 con quái to khỏe nhiều giáp. Trong trường hợp bình thường, body 5 cũng không phải là tệ.

Static Collection Array

Static Collection Array – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Nhiều trường hợp đối phương sẽ phải nhận 3 chain để có thể chặn key của bạn. Nếu rơi vào deck có nhiều lá với khả năng raise tide hoặc nếu đánh trái mùa thì hoàn toàn có xứng đáng 4 điểm.
Riku: 2 điểm. Lá này khá yếu vì nó cho đối phương quyền chủ động, trừ khi bạn có cách đẩy thủy triều ở đầu lượt của bạn (Spoiler Alert: rất ít).

T3R-35A

T3R-35A – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Mặc dù hiệu ứng cho phép nối nhà tốt tuy nhiên lại phụ thuộc vào các quái Neighbor. Song giá trị lá này mang lại rất lớn, góp phần tạo ra nhiều tình huống hay bất ngờ.
Riku: 4 điểm. Lại một card có tiềm năng cao, nếu bạn dùng nó như upgrade, khả năng rất cao bạn có thể sử dụng ngay 1 quái khác nhau ở flank của bạn. Và nếu không giải quyết, đối phương sẽ phải đối phó với một con quái có thể được sử dụng liên tục trong mọi lượt. Đòi hỏi khả năng xếp Battleline hợp lý của người chơi, tuy nhiên hãy cẩn thận với Grand Melee nhà Sanctum.

Technobabble

Technobabble – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Thật ra thì đối phương có thể chơi xung quanh lá này khá dễ, cơ mà có thêm 1 aember bonus nên dù sao lá này vẫn lợi.
Riku: 3 điểm. Lại một lá bài khiến người chơi phải cẩn thận trong chuyện xếp battleline. Nó khá kiểu lai giữa Tremor và Blinding Light. Chuyện có 1 aember cũng khá ổn rồi. Khá mạnh.

The Ulfberht Device

The Ulfberht Device – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Thật ra thì mình rất thích lá này, và điểm của nó chắc……dao động từ 2 đến 4. Việc bắt cả 2 người chơi phải liên tục chọn nhà khác so với lượt trước khiến ván chơi khá hài. Các công đoạn setup bàn và sử dụng năng lực sẽ cồng kềnh hơn rất nhiều. Có thể chủ động lựa chọn chơi lá này khi đối phương vừa dàn bàn nhiều quái có hiệu ứng đáng ngại mà bạn ko ngay lập tức xử lí được.
Riku: 2 điểm. Vào đúng deck, lá bài này thậm chí có thể lên 4 hoặc 5 điểm. Vì bạn có thể thấy Star Alliance (và một số house khác như Sanctum) cho phép bạn dùng quái khác nhà kha khá nhiều. Nên việc không thể chọn cùng 1 house 2 lần không phải là vấn đề. Nhưng bù lại, nếu không vào đúng deck, nó khá bình thường, thậm chí có thể trở thành con dao 2 lưỡi. Nên bạn hãy cẩn thận khi sử dụng nó.

Together!

Together! – 4.5

Hoàng Giang: Điểm 5. Lá này thì ai mở ra cũng mừng vui cả. Nó là Phase-shift và có thể khoẻ hơn Phase-shift khi Tide High. Có thể tạo ra vô số combo ảo ma từ khả năng của lá này.
Riku: 4 điểm. Một card chạy bài mạnh mẽ, nó giống Helper Bot ấy. Không có body nhưng có tiềm năng đánh gấp đôi Helper Bot. Càng mạnh hơn khi đánh trái mùa.

Unity or Discord

Unity or Discord – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Cả hai hiệu ứng đều ổn. Đặc biệt là hiệu ứng thứ 2 cho khả năng đẩy lại upgrade về tay để kiếm tiền thêm 1 lần nữa, giống như Transporter platform. Hơn nữa nếu quái đẩy về mà có hiệu ứng play tốt thì lại càng ghê gớm.
Riku: 4 điểm. Cả 2 effect đều rất mạnh, việc dùng 1 quái khác nhau giải quyết rất nhiều vấn đề cho bạn, và effect thứ hai cũng không hề yếu, với nhiều effect play mạnh mẽ ở nhà Star Alliance và kha khá upgrade có aember thì tối ưu lựa chọn 2 không hề khó.

TỔNG KẾT

Điểm trung bình: 3

Riku: Đây quả là một mùa đầy tiềm năng của Star Alliance khi có chứa nhiều lá bài có giá trị combo cao đến như vậy. Có thể nó sẽ không có sức mạnh thuần bằng với thời mùa 3 nhưng có thể sẽ khiến cho deck bạn mạnh mẽ hơn rất nhiều. Vấn đề duy nhất của nó là nó cũng đi kèm với rất nhiều bài rác, Nhưng kèm sau đó cũng là rất nhiều card cũ mạnh mẽ quay trở lại nên mình nghĩ Star Alliance của mùa này sẽ hoặc là mạnh mẽ vô cùng hoặc là sẽ rất tệ.

Hoàng Giang: Nhà Star mùa này có cực nhiều lá bài cho phép sử dụng quái/card của nhà khác. Việc đẩy mạnh vị thế nối nhà của Star khiến cho vị trí của Star trong một deck rất có giá trị. Star xuất hiện vào mùa 3 và thể hiện mình là một nhà gần như có đủ hết mọi thứ, từ chặn key,dẹp bàn, bảo kê tới nối nhà. Giờ đây ở mùa 5, Star đã không còn đa dụng như trước nữa mà chuyển sang tập trung vào một số mặt nhất định. Cá nhân mình thấy rằng Star mùa này sẽ tạo ra nhiều chuyển biến bất ngờ, vì có quá nhiều lá bài có tiềm năng combo lớn và khó lường. Đồng thời năng lực của các lá bài cũng ấn tượng và mới lạ. Thực sự thì mình cũng mong sẽ có 1 deck mùa 5 với Star Alliance chiếm 1 slot trong đó.

Trả lời